Ba điều tưởng chừng là ‘Phúc’ nhưng thực chất lại là ‘Họa’, kẻ đại trí đều sẽ tránh xa.

Có những người đang được hưởng phúc thì tìm mọi cách tránh xa, và có những người đang sắp gặp họa thì lại cứ lao vào, rồi lầm tưởng là phúc để rồi đánh mất mình, sau ân hận thì đã không kịp.

Trong suy nghĩ của nhiều người “Có phúc” đồng nghĩa với việc được hưởng sự an nhàn, ăn sung mặc sướng, phú quý giàu sang, hạnh phúc ấm êm. Cũng vì lẽ đó mà ngày càng nhiều người sẵn sàng đánh đổi cả đời để giành lấy “Vinh hoa phú quý”. Thế nhưng có những điều tưởng chừng là “Phúc” cuối cùng lại trở thành “Họa”.

Bởi những việc đem lại sự vui sướng, hạnh phúc nhất thời sau những phồn hoa ngắn ngủi sẽ là sự đau khổ và trắc trở dài lâu. Đặc biệt là với ba trường hợp có “Phúc” sau, người đời cần tránh xa nếu không muốn hủy hoại cuộc đời trong tay.

  1. Không làm mà lại có ăn

Trong “Liễu phàm tứ huấn” có một câu nói, đó là “ Bách kim tài phú tất thị bách kim nhân vật, thiên kim tài phú tất định thiên kim nhân vật”

Nghĩa là: “Người có số hưởng gia sản tiền trăm thì ắt là người đã được định sẵn tiền trăm, người có số hưởng gia sản nghìn vàng thì ắt là người đã được định sẵn nghìn vàng”.

Cổ nhân để lại câu nói này muốn cho chúng ra hiểu rằng: Một người có phúc phần nào thì ắt được hưởng nhường ấy, nếu không có thời chớ đừng hưởng bởi tất cả đều có sự đánh đổi ngang bằng được định sẵn từ trước, chứ không phải muốn hưởng bao nhiêu thì hưởng.

Thuận theo câu nói “Sướng trước khổ sau”, “Khổ trước sướng sau” đều có đạo lý của nó. Bởi vậy con người phải có làm thì mới có ăn, người nào rơi vào cảnh “Không làm mà hưởng” chính là đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Như vậy, họ đã và đang tiêu hao trước phần phúc báo được hưởng của họ. Đến một ngày khí vận hao mòn không còn lại gì, thời tai họa ắt sẽ ập đến.

Bên cạnh đó, những người có thói quen “ Hưởng sẵn” sẽ tự đánh mất năng lực và tính tự giác của bản thân trong sự an nhàn giả tạo. Khi mọi người xung quanh dốc sức làm việc, cố gắng tạo ra giá trị thì người có thói quen hưởng sẵn chỉ lo hưởng thụ, vui chơi. Như vậy khi những người có sự cố gắng cho bản thân sẽ không bị ảnh hưởng bởi những chốn phồn hoa đô thị, không bị tha hóa. Thì người có thói quen an nhàn, sẽ tự sa ngã để đánh đổi những sự vui sướng nhất thời đó.  Để rồi ngày càng lún sâu vào những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, gây ra sai lầm cùng hậu quả nghiêm trọng mà bản thân không thể khắc phục được.

Cho nên cổ nhân mới nói rằng: Con cháu nếu giỏi giang thì chẳng cần tiền tài từ cha mẹ để lại, người hiền mà giữ tiền dễ tổn hại ý chí. Còn nếu con cháu không ai giỏi giang, thì để lại vàng bạc, châu báu càng thêm vô dụng. Bởi người không có ý chí mà có tiền, ắt thành tai họa.

  1. Hữu danh nhưng vô thực

Cổ nhân từng nói: “Nếu đức hạnh và tài năng không xứng đáng với vị trí lãnh đạo, thì đó sẽ là tai ương. Nếu đức hạnh mỏng, tài năng kém cỏi mà được tôn lên cao, trí tuệ không có, tầm nhìn hạn hẹp mà góp vào kế hoạch lớn, sức mạnh nhỏ yếu nhưng ghánh trách nhiệm nặng nề thì không những không thành công mà còn mang lại tai họa cho nhiều người khác.

Hữu danh vô thực chỉ làm cản bước tiến của chúng ta trên đường đời, bởi đó chỉ là cái vỏ rỗng nhưng nó lại khiến ta nhầm tưởng rằng mình đang sở hữu đầy đủ nó. Chẳng hạn như chúng ta thích “Ăn trên ngồi chốc”,vẽ mây vẽ gió ở tầm cỡ cao, nhưng năng lực chuyên môn lại không nổi trội, cũng chẳng có tinh thần cầu tiến, ý chí bạc nhược. Như vậy một thời gian sau, kết quả duy nhất chờ đợi chúng ta đó chính là sự đào thải. Bởi cuộc đời là cuộc chơi tàn nhẫn, cạnh tranh khốc liệt.

Do đó nhiều người vì muốn người khác tôn sùng, muốn giàu sang phú quý mà không ngần ngại gắn “Mác ngoài” để được hưởng phúc lớn lao. Nhưng dù địa vị có cao đến mấy, danh vị có lớn đến mấy, tiền tài có nhiều đến mấy, mà tâm đức không quảng đại, tài năng không đầy đủ, chí tiến thủ không cao thì điều đó chưa hẳn là “Phúc”, bởi mầm mống của phúc chính là họa vậy.

Phải nhớ vị trí cao tương xứng với trách nhiệm lớn, kẻ đại trí thường chủ động tránh xa khi bản thân chưa thực sự đạt tới tầm cỡ đó. Hữu danh vô thực chỉ là hư danh phù phiếm, những ai đang ảo tưởng thì nên xem xét lại bản thân kẻo lấn sâu sẽ tự đưa mình vào lũng lầy không cách nào thoát ra được.

  1. Hưởng thụ những thứ không thuộc về bản thân

Con người nỗ lực theo đuổi cuộc sống sung túc giàu sang không sai, nhưng không vì thế mà tận dụng các thủ đoạn xấu xa, sai trái với lương tâm và luật lệ, cũng đừng lợi dụng lối đi tắt, mạo hiểm làm những việc phi pháp hại mình hại người để đạt được thành công trong cuộc đời. Phải biết rằng, những thời gian và sự nỗ lực chúng ta đầu tư đều chuyển hóa thành những giá trị quan trọng, là bậc thang vững chắc nhất để chúng ta leo lên đỉnh cao của danh vọng và sự nghiệp. Đó là hành trình mà chúng ta cần phải tự đi trên chính con đường mà bản thân đã lựa chọn, tránh xa những điều không thuộc về mình.

Cuộc sống luôn có được và mất, có những thứ không thuộc về chúng ta thì cưỡng ép nhường nào cũng vô dụng. Người biết đủ, hiểu thấu lẽ được mất, sống thuận theo tự nhiên mà vui vẻ là bậc đại trí vậy.

Ngược lại những ai tham lam hưởng thụ những thứ không thuộc về mình, thì cuối cùng sẽ chỉ rơi vào kết cục “Của thiên trả địa” mà thôi. Nên nhớ quy luật của tự nhiên là sự cân bằng, có vay phải trả. Chúng ta sử dụng quá phần phúc được hưởng thì đến lúc nào đó phải trả lại những gì chúng ta vay mượn đó. Bởi vì phúc của mỗi người được sử dụng không như nhau nên chớ dùng quá phần phúc ấm để lại.

Kỳ thực “Mệnh lý hữu thời chung tu hữu, mệnh lý vô thời mạc cưỡng cầu”. – Ở đời, thứ thuộc về chúng ta thì cuối cùng sẽ là của chúng ta, thứ không thuộc về thì dù cố tranh giành cũng sẽ không đạt được. Nên người xưa nói: “Hãy học cách bình thản với đới, thuận theo tự nhiên chính là một loại phúc, quá cưỡng cầu lại trở thành họa vậy”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0924 8888 64
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0342383368