Giảng nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành phong thủy địa lý

Để trở thành bậc thầy Phong thủy địa lý, thì việc đầu tiên của người học là phải thấu hiểu và có kiến giải về các nền tảng kiến thức. Cũng như các Thuật ngữ chuyên ngành trong bộ môn Phong thủy địa lý, việc nhớ và hiểu thấu đáo, sâu sắc ý nghĩa và những diễn giải của các Thuật ngữ giúp chúng ta có cái nhìn nhận tốt hơn, có hệ thống hơn và quan trọng là chúng ta biết mình đang cầu học điều gì, muốn kiến giải vấn đề gì cũng như mong muốn học được những gì trong hệ thống Phong thủy địa lý. Nếu chúng ta chưa thông thấu cũng như chưa có khả năng lý giải thì chúng ta chưa đủ trình độ để trở thành một Phong thủy sư chân chính, chúng ta vẫn chỉ đang dậm chân tại cơ sở nền móng, và nền móng đó còn đang xây dựng dang dở, còn đang rất yếu và dễ lung lay. Vì vậy trong chuyên mục này tôi sẽ phân tích, giải thích các Thuật ngữ chuyên ngành để cho các bạn yêu thích bộ môn này, cũng như những ai đang tìm hiểu, nghiên cứu có được cái nhìn nhận, so sánh xem bản thân mình đã đủ kiến thức hay còn đang thiếu xót.

Thuật ngữ “Địa Lý”:  Địa lý là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, địa thế, hình thái, địa mạch sông núi, môi trường tự nhiên và khí hậu vùng miền với con người.

Thuật ngữ “Phong Thủy”: Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu về hướng gió, khí, mạch nước, địa hình môi trường sống tác động trực tiếp đến con người, khu dân cư, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, quận huyện, tỉnh thành.

Thuật ngữ “Địa Lý Phong Thủy”: Địa lý phong thủy là sự kết hợp giữa yếu tố địa thế, địa hình, môi trường sống tự nhiên với phương vị phận dã, vị trí địa lý. Đồng thời còn có các yếu tố kèm theo như: Hướng, Gió, Khí, Mạch Nước, Địa Đạo, Không Gian, Thời Gian, Khí Hậu Tự Nhiên, Con Người. Với các tiêu chuẩn mà người xưa đã đúc kết kinh nghiệm qua thời gian thăng trầm của lịch sử mà tổng kết ra các Hình Thế, Cách Cục, Phương Vị, Vị Trí, Hướng tốt xấu mà từ đó định cát hung dự báo họa phúc cho con người, cũng như những thành viên sống ở đó. Cao hơn nữa là sự tương giao hội tụ của sự kết hợp “Tam Tài” thiên – địa – nhân, bao quát Âm Dương, Ngũ Hành, Trời, Đất, Con Người. Trong đó hình thành quy luật tiêu trưởng của đời người, cuộc đất, ngũ vận lục khí của gia trạch. Từ đó định cục cát hung họa phúc, giàu nghèo, thọ yểu cho Dương Cơ (Người sống) và Âm Trạch (Người mất).

Thuật ngữ “Địa Thế”: Là thế đất được tổng quát bởi hình thế, phương vị, vị trí của một vùng đất so với các vùng xung quanh. Trong hệ thống Phong thủy địa lý có các tên gọi như: Địa thế vùng Sơn cước “Thế đất địa hình hiểm trở”, Địa thế vùng Bình dương “Thế đất nhiều sông nước”, Địa thế vùng Đồng bằng “Thế đất địa hình bằng phẳng, Địa thế vùng Duyên hải “Thế đất địa hình ven biển”, Địa thế vùng cao nguyên “Thế đất địa hình đồi núi cao và bằng phẳng”, Địa thế vùng Biển đảo “ Thế đất địa hình núi và sông và biển bao quanh, Địa thế vùng Đô hội “Thế đất địa hình bằng phẳng, giao nhau bởi nhiều con sông lớn và xung quanh nơi xa có đồi núi vây quanh.

Thuật ngữ “Thế Cục”: Là hình thế tốt xấu của Đại cục (cuộc đất lớn), Trung cục (Cuộc đất vừa), Tiểu cục (Cuộc đất nhỏ).

Thuật ngữ “Hình Thế – Địa Tướng”: Là hình thái, hình tượng của sông núi, con đường, công trình nhà cửa. Bởi sự tác động liên kết lẫn nhau giữa các điểm trong không gian và thời gian tạo thành những cách cục tốt xấu mà dự báo họa phúc, cát hung.

Thuật ngữ “Vị Trí Địa Lý”: Vị của một điểm, một cuộc đất là mối quan hệ giữa không gian và những đối tượng xung quanh vị trí đó của cuộc đất, ngôi nhà, được định vị bởi tọa độ của một điểm, chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó. Và vị trí địa lý được đánh giá bởi tầm ảnh hưởng tới giá trị về mặt môi trường tự nhiên, mặt kinh tế, chính trị, xã hội.

Thuật ngữ “Phương Vị Phận Dã”: Vận của một khu vực vị trí địa lý được xác định tọa độ vị trí cũng như sự tác động bởi Phương vị cát hung mà dự đoán đến họa phúc cho cuộc đất, ngôi nhà, con người bởi thiên tai, địa họa, nhân họa.

Thuật ngữ “Phương – Tọa – Hướng”: Phương là phương vị của một điểm được xác định vị trí tọa độ. Tọa là điểm tựa phía sau của một điểm, một vật, một ngôi nhà, một cuộc đất. Là thế tựa, phía sau lưng của một người, một vật bất kỳ. Hướng là phương hướng phía trước của tầm nhìn của con người là phía trước của hướng đất, hướng cửa, hướng nhà.

Thuật ngữ “Âm – Dương”: Âm Dương trong hệ thống Địa lý phong thủy là biểu hiện của sự vật, hiện tượng về sự mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau. Không ngừng vận động trong quá trình tiêu trưởng, phát triển và tiêu vong.

Tính chất đối lập nhau: Ngày đêm, sáng tối, cao thấp, trước sau, to nhỏ, tả hữu, trên dưới, nóng lạnh, cát hung, họa phúc, lành dữ, sinh tử, yếu khỏe, sang hèn, giàu nghèo, thọ yểu, nam nữ, già trẻ, vợ chồng.

Tính chất tương hỗ nhau: Tuy hai mặt Âm Dương đối lập nhau, nhưng phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được. Không thể thiếu một trong hai yếu tố, Âm Dương thịnh hoặc suy quá đều không tốt, bất cập hay thái quá đều xấu.

Tính chất tiêu trưởng: Là sự chuyển hóa bởi sự vận động không ngừng nghỉ giữa Âm và Dương trong quá trình đó có từng giai đoạn manh nha, xuất hiện, sinh trưởng, phát triển, hưng thịnh và bình, suy vong. Sự tiêu trưởng đó thể hiện qua sự vận động khi Âm thịnh thì Dương sẽ suy yếu và ngược lại. Trạng thái này về lâu dài sẽ gây bất ổn cho ngôi nhà cũng như con người sống tại cuộc đất mà Âm Dương bất hòa.

Tính chất bình hành: Tuy hai mặt đối lập nhau và vận động không ngừng, nhưng luôn trở lại trạng thái cân bằng. Từ đó mà ngôi nhà được điều hòa, thông thoáng và tạo cho con người có được môi trường sống thư thái.

Thuật ngữ “Ngũ Hành”: Ngũ hành trong Phong thủy Địa lý là chỉ về 5 loại khí cũng như 5 loại vật chất, hình thế. Trong hình thái thiên biến vạn hóa của sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Bao gồm môi trường về vật chất, hình thái, và không khí, khí hậu.

Ngũ hành tương sinh: Là mối quan hệ tương thừa của 5 dòng khí cũng như của các sự vật, hiện tượng, vật chất có sự tương tác bổ trợ cho nhau, giúp nhau lớn mạnh, giúp nhau lấn át, cương cường.

Ngũ hành tương khắc: Là mối quan hệ tương vũ của 5 dòng khí cũng như của các sự vật, hiện tượng, vật chất có sự tác động chế hóa lẫn nhau, cản trở, xung phá lẫn nhau tạo thành sự hỗn loạn và bất ổn.

Ngũ hành bình hòa: Là mối quan hệ tương đối đồng đều và cân bằng lẫn nhau, các yếu tố không quá thịnh, cũng không quá suy. Luôn ở trạng thái hài hòa và cân đối.

Thuật ngữ “Nội Cục Gia Trạch”: Là sự sắp xếp bố trí các vị trí bên trong ngôi nhà theo bố cục hài hòa, hợp lý, cân đối theo các yếu tố cân bằng, và phù hợp với ngôi nhà cũng như bát tự bản mệnh của các thành viên sống trong ngôi nhà, cùng sự kết hợp bởi cửu cung bát quái mệnh trạch, ứng đối với phương vị, vị trí, hướng sắp xếp cho các yếu tố như: Hướng Đại Môn, Phòng Thờ – Ban Thờ, Phòng Khách, Phòng Ngủ, Bếp, Phòng Ăn, Kho chứa đồ, Bể phốt, Vệ sinh, Giếng, Bể Nước. Hệ thống điện, nước sinh hoạt. Màu sắc, vật dụng hình thể, chất liệu, phối hợp với nhau để tạo nên không gian sống trong nhà hội tụ không gian thoáng đãng, không khí trong lành, hài hòa, ánh sáng tốt

Thuật ngữ “Ngoại Cục Gia Trạch”: Là sự sắp xếp bố trí các vị trí bên ngoài ngôi nhà sao cho cân bằng về ngôi thứ trước sau, tả hữu hai bên, cùng các yếu tố ngũ hành cả về hình thế và khí hài hòa cân đối. Tạo cho không gian trong ngoài ngôi nhà kết hợp lẫn nhau, từ đó giúp cho cuộc sống cả về tinh thần lẫn vật chất nâng cao.

Thuật ngữ “Ngũ Vận-Lục Khí”: Ngũ vận là vận tương ứng của hình thái gia trạch liên quan đến hình thái cuộc đất, ngôi nhà. Đồng thời vận gia trạch tương ứng bởi Ngày, giờ, tháng năm thời điểm mua đất, động thổ, cất nóc, nhập trạch. Vận có biến hóa, chuyển đổi. Lục khí là khí của Thiên địa, Âm dương, Thủy hỏa. Tương ứng với sự biến hóa, hưng suy, tán hay tụ của thế đất. Sự kết hợp giữa Ngũ vận và Lục khí tạo cho sự vận động của khí và vận liên kết chặt chẽ lẫn nhau, từ đó tạo thành sự cân bằng hài hòa hay sự bất ổn, hưng suy.

Thuật ngữ “Vận”: Vận là sự hoạt động hoán chuyển, thay đổi trạng thái vô hình. Trong Địa lý phong thủy, có các tên gọi như: Vận thế (Thời vận), Vận khí (Khí vận), Vận hội (Cơ hội tốt), Vận trạch (Vận của đất). Vận có tốt có xấu, có hưng có suy. Điều đó tùy thuộc vào các yếu tố của Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa.

Thuật ngữ “Vận Thế”: Thời vận tốt xấu của Đại vận (vận cuộc lớn), Trung vận (vận cuộc vừa), Tiểu vận (vận cuộc nhỏ).

Thuật ngữ “Khí”: Khí là sự hoạt động của các dạng năng lượng thể, thể khí bao gồm không khí, gió, hơi nước, hơi nóng bốc lên, hơi lạnh của hàn khí, thể cứng bởi kim loại, gỗ, đá, thể lỏng bởi nước. Nhìn bằng mắt thường chúng ta có thể xác định bằng sự hoạt động của nguyên lý khí hậu vùng miền và tiết khí từng mùa. Và có thể xác định bằng các hình thái xung quanh, tại hiện trạng như cây cối xanh tươi hoặc ủ rũ héo úa, vật dụng. Ngoài ra khí cảm là một nguyên lý ứng dụng trong thuật phong thủy khi xem xét các yếu tố về khí bằng cảm quan cảm giác như: Cảm nhận thấy không khí ngôi nhà, vùng đất âm u, mát lạnh. Hoặc ấm áp, nóng bức. Hoặc cảm giác hôi thối, nôn nao, khó chịu. Hoặc cảm giác thoáng đãng, hài hòa, an yên. Hoặc cảm giác khô cứng, chật chội. Hoặc cảm giác bực bội, mệt mỏi, bất an thường xuyên.

Thuật ngữ “Phong”: Phong là gió, là khí, là sự hoạt động của không khí. Ngoài ra Phong còn là sự phong bế, phong ấn, trấn áp, vây hãm.

Thuật ngữ “Thủy”: Thủy là nước, là đường cấp, thoát nước. Là giếng, bể nước, ao, hồ, sông suối, biển, là tác động của mưa, bão, là sự hoạt động của nước.

Thuật ngữ “Sơn”: Sơn là núi rừng, là gò đống, là những công trình, vật dụng to cao.

Thuật ngữ “Long Mạch”: Là Địa mạch nơi có khí hội tụ, tiêu chí của địa thế phong thủy là lấy thế tựa Sơn hướng Thủy. Long mạch chạy từ Tổ sơn chạy theo địa mạch dẫn nước tụ khí uyển chuyển từ nơi cao xuống chỗ thấp. Long mạch chạy tới đâu, nước theo tới đó, thời khí tụ tại đó. Long mạch có chính có phụ, có phân nhánh. Có sinh Long, tử Long, thuận Long, nghịch Long, hoành Long, hồi Long, nhược Long, Cường Long, đại Long, tiểu Long. Mỗi hình thế khác nhau sẽ có sự tốt xấu, cát hung, họa phúc khác nhau. Long mạch giống như mạch máu, xương, gân trong cơ thể con người chúng ta. Trong địa lý phong thủy thì nó chính là hình thế dài hay ngắn, sâu hay nổi, cao hay thấp, to hay bé, rộng hay hẹp, xấu hay đẹp của gò đất, đồi núi, con đê, sông ngòi, ao biển, hồ nước, dòng nước ngầm, núi ngầm.

Thuật ngữ “Long Mạch Chìm”: Là hình thế của những địa mạch ngầm, khí mạch ngầm, mạch nước ngầm, mạch sông ngầm, mạch núi ngầm ẩn và chạy chìm trong lòng đất.

Thuật ngữ “Long Mạch Nổi”: Long mạch nổi là hình thế của những dòng sông, ao hồ, sông ngòi, con đê, gò đất, dãy núi, con đường tất cả đều hiện rõ và lộ thiên.

Thuật ngữ “Cán Long – Đại Long”: Là dãy núi lớn phân nhánh từ Tổ Sơn – Tông Sơn, là long mạch chính của một đại cục trong địa thế phong thủy Địa Lý.

Thuật ngữ “Bàng Long – Tiểu Long”: Là dãy núi nhỏ hơn được phân nhánh đi khắp nơi từ Cán long.

Thuật ngữ “Hồi Long”: Hồi long là hình thế uốn lượn, hướng về tổ tông giống như rồng khoanh hổ ngồi.

Thuật ngữ “Hoành Long”: Hoành long là dãy núi có địa mạch chạy ngang dòng nước chảy.

Thuật ngữ “Xuất Dương Long”: Xuất dương long là hình thế uốn lượn vươn tới giống như con thú ra khỏi rừng, con thuyền vượt biển.

Thuật ngữ “Giáng Long”: Giáng long là hình thế sừng sững uy nghi, núi cao dốc đứng, giống như nhập triều đại tọa, phi ngựa phất cờ.

Thuật ngữ “Sinh Long”: Sinh long là hình thế cong lượn, tầng tầng lớp lớp, như con rết dương chân, như chuỗi ngọc, như dây leo. Tinh phong lỗi lạc , nhánh phu khuân vác, đong đưa hữu lực , trên dưới chập trùng , tả hữu Bàn Long , sinh động hoạt bát , cỏ cây tươi tốt , trước nghênh hậu đưa tầng tầng hộ vệ , lôi cuốn vào cảnh ngoạn mục , tìm được chân huyệt thời đại phú đại quý , chủ nhân đinh thịnh vượng , thế hệ phú quý .

Thuật ngữ “Tử Long”: Tinh phong mơ hồ , long hình nghiêng lệch, chập trùng biến hóa, khí tán, thủy bất trùng lai, cỏ cây chết héo tượng cá chết giống nhau không sức sống , thuộc hung , có huyệt cũng là giả , chủ cùng khổ thấp hèn.

Thuật ngữ “Nhược Long”: Tinh phong gầy trơ xương , nhánh chân ngắn co lại , hành động bất lực , ngan đầu vịt cổ , tán loạn , đông xuyên phương tây lưu , bốn phía nhụt chí , chủ cô bần nhân đinh, danh tài khó khăn.

Thuật ngữ “Sát Long”: Long mạch chạy đến mang theo sát khí, địa thế hiểm trở, địa hình thô hùng, sông nũi rõ ràng mạch lạc nhưng núi thời cheo leo hiểm họa, sông nước thời nước chảy cuộn trào, thác ghềnh, chủ hung , có sát tru , ngày sau tất có thảm diệt môn, trong vùng khu vực có tai họa.

Thuật ngữ “Thoái Long”: Tinh phong hỗn loạn vô chân thật , mạch đi lùi bước, mạch thấp huyệt cao , như lý bãi nguy hiểm , từ cao ngã xuống , này mạch hung hiểm , chủ một phát tức bại lui , hữu khí vô lực , lười biếng. Thế núi mất trật tự, tay chân ngắn dần, thế long mạch chạy lùi về sau, thế đi gắng gượng, bắt đầu nhỏ về sau càng lớn. Loại long mạch này rất xấu.

Thuật ngữ “Cường Long”: Tinh phong thể trạng khoẻ mạnh, trên dưới chập trùng , tả hữu nghiêng mình. Có dời sông lấp biển chi thế , cho người ta một loại uy vũ bất khuất , áp đảo mọi thứ cảm giác. Thế núi hùng vĩ, thế đi ngang tàng, sức mạnh cực lớn như vạn mã phi nước đại. Cho nên, đây là loại long mạch rất tốt. Chủ phát Võ nghiệp mà thành tựu chi danh, phú quý vinh hiển.

Thuật ngữ “Thuận Long”: Tinh phong thuận xuất , nhánh chân thuận hành , đi độ đoàn tụ , tôn ti trật tự , tả hữu vây quanh , hữu tình , tìm được chân huyệt chủ phú quý miên xa, trăm tử thiên tôn , hiếu thuận hòa thuận , nhiều phúc nhiều thọ .

Thuật ngữ “Nghịch Long”: Thế long mạch đang đi tới bỗng quay lưng ra sau, cao thấp loạn xạ, ngọn núi nghiêng lệch, phân nhánh đều theo hướng nghịch lại, thanh long bạch hổ đều không hộ vệ thế đi trái nghịch. Loại long mạch này cũng rất xấu, chủ phản thần chi tặc, bất hiếu chi nhân, đạo tặc chi cường.

Thuật ngữ “Tiến Long”: Tinh phong uy nghiêm , nhánh chân đều đều , mạch chạy phân nhánh có thứ tự, tả hữu uốn lượn cân đối . Long thân liên tiếp cao đóng , như bay gió nghịch nước , này rồng lành nhất , chủ phú quý song toàn , nhiều đời an ổn.

Thuật ngữ “Phúc Long”: Long mạch lấy tổ tông làm tôn quý, bản thân long mạch đến hai bên đều kín kẽ, trước sau chiếu cố nhau, chân tay tuy không lớn nhưng có kho có lẫm, sơn minh thủy tú, ngọn núi không cao chót vót nhưng không thô không xấu. Đây là long mạch chủ về phát phúc lâu dài.

Thuật ngữ “Bệnh Long”: Bản thân long mạch bất toàn, có đẹp có xấu, phân nhánh bên có bên không, bên sinh bên tử, hoặc thì kín kẽ, hoặc thì khuyết hãm. Loại long mạch này thuộc về long mạch xấu. Thường hay đau ốm, tinh thần bất an, thân thể suy nhược.

Thuật ngữ “Đồng Bệnh Long”: Long mạch chạy đến tinh phong tú bạt, hẻm núi kín kẽ, phân nhánh thuận nhiều trông rất ưu mỹ. Nhưng vì chỗ trọng yếu của long mạch lại bị gãy khúc, hoặc nát vụn, hoặc lẫn lộn đất đá, nên không tốt.

Thuật ngữ “Kiếp Long”: Loại long mạch này phân nhánh rất nhiều, nhưng lại không đoan chính, đông tây loạn xạ, khí – nước phân tán, huyệt vị không tụ, không tốt.

Thuật ngữ “Phi Long”: Phi long là hình thế bay lượn, trầm bổng nhanh nhẹn, như con nhạn vút lên, chim ưng sải cánh, hai cánh mở rộng như phượng múa rồng bay.

Thuật ngữ “Ngọa Long”: Ngọa long là hình thế vững vàng chắc chắn như hổ ngồi, như voi đứng, như trâu ngủ, như tê giác nằm.

Thuật ngữ “Ẩn Long”: Ẩn long là hình thế bàng bạc, mạch lý tiềm tàng, hiện lên như tấm thảm trải dài ra.

Thuật ngữ “Đằng Long”: Đằng long là hình thế cao xa, to lớn hiểm trở như vút lên trời cao, mây mù giăng tỏa.

Thuật ngữ “Lãnh Quần Long”: Lãnh quần long là hình thế dựa theo, thưa dầy tụ hợp như bầy hươu, bầy cừu chạy, như bầy cá bơi, như bầy chim bay.

Thuật ngữ “Lai Long”: Là hướng đi, hướng chạy đến của Long mạch.

Thuật ngữ “Nhập Thủ”: Là vị trí điểm dừng của Long mạch, nơi tụ và kết huyệt.

Thuật ngữ “Lai Long Nhập Thủ”: Là điểm vị trí, phương hướng đi và đến của Long mạch và dừng tại nơi tụ mạch và có Huyệt kết.

Phi long nhập thủ: Long mạch khí ào ạt, đầu ngẩng cao vút. Nếu xung quanh có núi triều bái trùng điệp, hữu tình bao bọc long mạch, gia chủ kết huyệt đại quý.

Hồi long nhập thủ: Long mạch chuyển thân đến huyệt mộ song lại quay đầu về tổ. Nếu hạ sa nghịch chuyển, minh đường ngay ngắn vẫn kết huyệt cát.

Hoành long nhập thủ: Long mạch kết huyệt ở 1 bên, sau huyệt sơn phải có quỷ sơn; phải có núi gối đệm che chắn cho sinh khí huyệt mộ, nếu không là huyệt rỗng.

Trực long nhập thủ: Long mạch thay đổi như dây ngọc, đi thẳng đến huyệt mộ, khí thế mạnh mẽ. Trước huyệt phải có đủ khí tạo ra gò, núi che chắn. Ở thế này, gia chủ phát tài.

Điều này cũng được ghi rõ trong sách Kham Dư mạn hứng: “Dây ngọc tiếp khí xông thẳng đến, sức ba quân, tài gấp 10, kết huyệt phải có gò che chắn, triều phú bối bần (triều tức hướng về thì giàu có, bối tức quay lưng thì nghèo) chớ phân vân ”.

Tiềm long nhập thủ: Long mạch chạy đến huyệt, hình ẩn ở bình địa, đất kết cao hơn 3,3cm là núi, thấp dưới 3,3cm là thủy, phải nhìn kỹ mới thấy huyệt. Đó là nơi các dòng nước bao quanh. Đây chính là chân long kết huyệt.

Thuật ngữ “Long Thủ”: nghĩa là Đầu rồng.

Thuật ngữ “Long Nhãn”: nghĩa là Mắt rồng.

Thuật ngữ “Long Nhĩ”: nghĩa là Tai rồng.

Thuật ngữ “Long Tỵ”: nghĩa là Mũi rồng.

Thuật ngữ “Long Khẩu”: nghĩa là Miệng rồng.

Thuật ngữ “Kỵ Long”: nghĩa là Lưng rồng.

Thuật ngữ “Long Cốt”: nghĩa là Xương rồng.

Thuật ngữ “Long Vĩ”: nghĩa là Đuôi rồng.

Thuật ngữ “Chính Thế”: Chính thế – Long mạch phát xuất từ phương Bắc hướng về phương Nam. .

Thuật ngữ “Trắc Thế”: Trắc thế – Long mạch phát xuất từ phía tây, kết huyệt ở phía bắc, mà hướng về phương Nam.

Thuật ngữ “Nghịch Thế”: Nghịch thế – Long mạch ngược với thủy mà hướng lên, thủy thuận chảy xuống.

Thuật ngữ “Thuận Thế”: Thuận thế – Long mạch thuận theo thủy mà hướng xuống, thủy nghịch mà chảy lên.

Thuật ngữ “Hồi Thế”: Hồi thế – Thân long mạch quay về sơn tổ làm hướng.

Thuật ngữ “Tầm Long”: Tầm long chính là quá trình quan sát, phân tích sự di chuyển và hình thế của long mạch nổi, long mạch chìm, hình thế vị trí địa lý để luận đoán khu vực kết tụ khí, luận đoán khu vực thuận lợi cho cuộc sống nhân sinh, luận đoán điểm kết tụ huyệt mạch.

Thuật ngữ “Điểm Huyệt”: Điểm huyệt là quá trình xác định được vị trí, điểm kết tụ giao nhau giữa long mạch chìm với long mạch chìm dựa trên hình thế long mạch nổi. Đó là xác định điểm giao nhau giữa các mạch khí chìm, mạch nước chìm, mạch núi chìm trong sự tương hỗ của long mạch nổi. Cũng có thể được hiểu là xác định được điểm giao nhau, kết tinh của 5 nhóm năng lượng với 6 dòng khí trong điều kiện về hình thế vị trí địa lý. Điểm huyệt là kết quả, thành tựu của quá trình Tầm long.

Thuật ngữ “Tầm Long Tróc Mạch”: Tầm long của đất kết gọi là Tầm Long Tróc Mạch. Từ gốc là tổ sơn long chia ra đi mọi nơi làm đất kết. Từ khởi thủy của long mạch là tổ sơn đến kết cuộc là đất kết. Khúc giữa là hành long.

Một thế long đi khởi từ tổ sơn, hành long có khi gần và có khi xa cả trăm, ngàn dặm mới đến đất kết. Long đi phải có nước đi theo và khi vào kết thì nước đó lại đổ vào minh đường. Tổ sơn có nhiều hình dạng, nhìn tổ sơn có thể biết sau long đó sẽ hùng dũng hay suy nhược. Còn hành long thì chính long là cán long (cành lớn) và bành long là chi long (cành nhỏ).

Long đi có thể thuận theo chiều nước chảy, có thể nghịch lại chiều nước chảy, và cũng có thể quay ngang xa chiều nước chảy. Long đi thuận theo nước chảy gọi thuận long. Long đi ngược chiều nước chảy gọi là hồi long và đi ngang chiều nước chảy gọi là hoành long.

Thuật ngữ “Tổ Sơn – Thái Tổ Sơn”: Tổ Sơn là một ngọn núi đột khởi lên, rồi chia ra làm ngàn vạn chi nhánh.

Thuật ngữ “Tổ Tôn – Thái Tông Sơn”: Tổ Tôn là tự rời khỏi tổ sơn rồi cũng lại khởi lên một núi riêng biệt, phân hoành ra Đông mạch – Tây mạch.

Thuật ngữ “Thiếu Tổ Sơn”: Là dãy núi nằm phía sau dãy núi Thái Tông Sơn, và có thể tự thành một mạch nhánh.

Thuật ngữ “Nhật Nguyệt Sơn – Phụ Mẫu Sơn”: Phụ Mẫu Sơn là dãy núi nằm phía sau Thiếu Tổ Sơn gần với Huyền Vũ Sơn.

Thuật ngữ “Huyền Vũ Sơn”: Là ngọn núi, quả đồi nằm sát huyệt, sau nhà.

Thuật ngữ “Tả Thanh Long”: Bên trái cuộc đất, ngôi nhà, huyệt vị có dãy núi, quả đồi, gò đống cao, hồ ao, sông suối thì được gọi là Thanh Long.

Thuật ngữ “ Hữu Bạch Hổ”: Bên phải cuộc đất, ngôi nhà, huyệt vị có dãy núi, quả đồi, gò đống cao, hồ ao, sông suối thì được gọi là Bạch Hổ.

Thuật ngữ “Chu Tước”: Phía trước Minh Đường là Sa – Án, phía trước Sa – Án là Chu Tước. Chu Tước có thể là đồi núi cũng có thể là sông hồ, tùy vào hình thể mà có dự báo cát hung, họa phúc cho cuộc đất, công trình, ngôi nhà, huyệt vị.

Thuật ngữ “Sa”: Sa nhỏ thì có thể là những gò đống nổi xung quanh huyệt vị, lớn có thể là những quả đồi.

Thuật ngữ “Án”: Án là gò đống nhỏ phía trước Minh Đường, nếu là núi thì cũng không được cao hay quá gần Minh Đường. Đối với ngoại cục gia trạch án có thể là hòn non bộ, án thư, vật chắn trước sân.

Thuật ngữ “Minh Đường”: Minh đường là khoảng trống phía trước huyệt mộ trong âm trạch, khoảng trống phía trước ngôi nhà, công trình.

Thuật ngữ “Minh Đường Tụ Thủy”: Là trước ngôi nhà, trước huyệt có nước tụ lại.

Thuật ngữ “Tam Đường”: Nội đường là khoảng trống sát huyệt, Trung đường là khoảng trống giữa Minh Đường, Ngoại đường là khoảng trống ngoài và gần với Án.

Thuật ngữ “Thủy Khẩu”: Thủy khẩu có nghĩa là cửa sông. Đây là nơi dòng nước bắt đầu chảy vào một phương khu vực, một địa phương, một cuộc đất, ngôi nhà, huyệt mộ.

Thuật ngữ “Thiên Môn”: Vị trí Thủy khẩu mà dòng nước chảy đến thì được gọi là thiên môn.

Thuật ngữ “Địa Hộ”: Vị trí Thủy khẩu mà dòng nước chảy đi thì được gọi là Địa hộ.

Thế của Thủy khẩu nên vu hồi và có nhiều gò, núi ngăn chắn để nước không chạy thẳng vào đất. Thiên môn (nơi dòng nước chảy vào) nếu mở, nguồn nước chảy dài, vô tận, sinh khí vượng, tiền của tấn tới. Địa hộ (nơi dòng nước chảy đi) nên đóng, có nhiều núi gò ngăn lại khiến nước chảy uốn lượn, tầng tầng lớp lớp để tụ khí.

Thủy khẩu có ải ngăn (quan lan) thì sản vật phong phú, dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại, khí tán, tai họa khôn lường. Các sách địa chí chỉ nói đến xây đập ở cửa sông. Địa hộ không có đập, ải ngăn thì đắp đập, xây cầu, đều có tác dụng ngăn chặn, khóa dòng nước.

Thuật ngữ “Khai Thủy Khẩu Định Lai Long”: Là xem nhìn Thủy Khẩu thì biết hướng đến của Long Mạch.

Thuật ngữ “Hỏa Cuộc Long”: Long mạch từ phía Nam đến là Hỏa cuộc Long.

Thuật ngữ “Thủy Cuộc Long”: Long từ phía Bắc đến là Thủy cuộc Long.

Thuật ngữ “Kim Cuộc Long”: Long từ phía Tây đến là Kim cuộc Long.

Thuật ngữ “Mộc Cuộc Long”: Long từ phía Đông đến là Mộc cuộc Long.

Thuật ngữ “Quan Quỷ”: Trước Huyệt mà Long Hổ thôi ra gọi là Tiền – Quan. Sau Huyệt mà đất cúi xuống gọi là Hậu – Quỷ, chỗ gần gọi là Quan – Quỷ và chỗ xa gọi là Triều.

Thuật ngữ “Diệu Tinh”: Là những gò đống nhỏ xuất bên ngoài hay trên tay Long tay Hổ gọi là Diệu Tinh. Diệu Tinh, Sa, Quan quỷ cần phải bao bọc, bảo vệ, vòng ôm lấy huyệt thì mới tốt.

Thuật ngữ “Thác Lạc”: Thác lạc là những gò đống ở sau huyệt hay sau long khi long hay huyệt đổi chiều. Nếu là đổi theo chiều ngang gọi là hoành long mà có gò đống đỡ sau  gọi là Thác. Thác là gò từ thân long mọc ra đỡ sau long, còn Lạc là gò đống ở xa chạy đến đỡ sau thân long hay sau huyệt. Đất Hồi Long bắt buộc phải có Lạc và Hoành Long phải có Thác mới tốt.

Thuật ngữ “Huyệt Vị”: Huyệt trong phong thủy cũng gần giống như huyệt vị trong cơ thể con người, là nơi có thể lấy được khí ra, khu được khí về, cũng giống như huyệt vị của cơ thể con người thông với kinh lạc, huyệt vị của phong thủy cũng thông với sinh khí của long mạch. Các nhà phong thủy cho rằng, điểm huyệt là khâu quan trọng nhất trong phong thủy nên cần đặt biệt coi trọng, muốn cảm thụ được sinh khí của long mạch, phải tìm được chân huyệt. Điểm huyệt nếu không chính xác thì cho dù là cát địa cũng không có tác dụng gì. An táng mà độ nông sâu không đúng thì thậm chí phúc có thể trở thành họa.

Muốn điểm đúng chân huyệt phải tuân theo nguyên tắc: “Thừa kỳ sở lai, thẩm kỳ sở phế, trạch kỳ sở tướng, tỵ kỳ sở hại“. Điều này có nghĩa là:

Thừa kỳ sở lai: Tìm đúng chỗ ngừng của hình thế long mạch chân khí, khiến mạch không rời huyệt, huyệt không rời mạch; xét kỹ âm – dương, thuận – nghịch, hư – thực của long mạch để xác định trước – sau, phải – trái của địa điểm, kích thước tăng giảm để đạt được mục đích nội tiếp sinh khí, ngoại trừ uế khí.

Thẩm kỳ sở phế: Chỉ hình thể vốn tự nhiên nhưng thường bị con người phá hoại, gia súc dẫm đạp, bị khai khẩn trồng trọt hoặc bị cuốc đào làm hư hỏng thế “tam phân tam hợp”, thế đất tốt. Nếu tìm được chân long chính cục, thủy tịnh sa minh; trước có núi triều, sau có sa bọc.

Trạch kỳ sở tướng: Cái gọi là “tướng” tức là “giúp đỡ”. Việc điểm huyệt phải quan sát thiền dực (gò đất cánh ve sầu), dòng nước “tam phân tam hợp” để định táng khẩu.

Tỵ kỳ sở hại: Tránh tử khí để cầu sinh khí, chú trọng âm dương, sinh tử, lớn nhỏ, sâu nông, hướng bối, cầu tam cát, tránh lục xung, tránh ngũ bất táng và thập bần.

Thuật ngữ “Huyệt Oa”: Huyệt oa còn gọi là “huyệt quật” (huyệt lỗ, huyệt hang), “huyệt miệng mở”, “huyệt bồn”, là một trong bốn loại huyệt cơ bản (oa, kiềm, nhũ, đột) chỉ vần sáng vành khuyên ở trung tâm đất mộ, có hình huyệt mộ lõm tròn.

Huyệt oa là huyệt dương kết. Nó xuất hiện ở cả đồng bằng và miền núi. Tuy huyệt oa có hình lõm, nơi lõm này vẫn cần phải bằng phẳng, cao hơn xung quanh nếu không sẽ là nơi tích thủy gọi là “thủy lý miên” (ngủ trong nước). Nếu trong huyệt có nổi các chỗ như bong bóng thì cát, gọi là “thủy lý tọa” (ngồi trong nước).

Các nhà phong thủy chú trọng độ ẩm của huyệt mộ. Táng huyệt oa nên chú ý độ sâu vừa phải. Nếu quá sâu thì bị âm sát, nếu quá nông thì sinh khí tản. “Rộng hẹp sâu nông nếu hợp cách, gia chủ ấm no mãi mãi”. Huyệt oa kỵ nghiêng, dốc, lệch. Nếu lệch hoặc dốc thì không thành huyệt oa. Gia chủ tọa thế ở huyệt này thì họa khôn lường. Huyệt oa phải cong, tròn như tổ chim, hai bên trái phải không được lệch dốc. Nếu thấy hình xẻng hót rác, lở, lõm là hình sa hung (xấu).

Thuật ngữ “Huyệt Kiềm”: Còn gọi là “huyệt xoa kiềm” (cái trâm), “huyệt khai cước” (chân mở), “huyệt hổ khẩu” (miệng khẩu), một trong bốn loại huyệt cơ bản: oa, kiềm, nhũ, đột. Huyệt có 2 chân dài, vuông bao bọc hai phía huyệt mộ.

“Huyệt kiềm có hai chân duỗi thẳng, ở vùng núi và đồng bằng đều có”. “Huyệt có hai tay như gọng kìm, thẳng, cong, ngắn hay dài đều phải có thế bao bọc”.

Yêu cầu đối với huyệt kiềm là: Đỉnh huyệt ngay ngắn, tròn trịa, sinh khí tụ ở miệng kiềm. Tối kỵ hai đầu gọng kiềm nham nhở, trên đỉnh huyệt có rãnh. Nếu có địa hình như vậy, nước sẽ dội đầu huyệt tạo thành thế lở đất, là tượng đại hung.

Huyệt kiềm như chiếc trâm treo trên tường, kỵ trên đỉnh huyệt có nước chảy tới. Đầu trâm không còn, nhiều chỗ lở, phá. Tuy hình dáng không giống cái kìm nhưng không phải là chỗ khí tụ huyệt kết, chỉ là huyệt kiềm giả. An táng tại đất này chỉ khiến xương cốt mục nát.

Thuật ngữ “Huyệt Nhũ”: Còn gọi là “huyệt huyền nhũ”, “huyệt vú”, là một trong bốn loại huyệt cơ bản: oa, kiềm, nhũ, đột. Hai cánh tay huyệt vươn dài, ở giữa nhô ra như hai cái vú. Huyệt có vú gọi là huyệt nhũ, huyệt không có vú gọi là huyệt oa.

Huyệt nhũ phân thành 6 loại: 4 loại chính là huyệt vú dài, huyệt vú ngắn, huyệt vú to, huyệt vú nhỏ; 2 loại biến cách là huyệt song nhũ, huyệt tam nhũ.

Huyệt nhũ là huyệt âm thụ nên chôn sâu. Hai tay huyệt giang rộng, không nên bị cụt gãy nếu không sẽ mất hết khí tụ. Huyệt nhũ sợ nhất gió thổi. Nếu gió thổi vào huyệt, người ở đây sẽ tuyệt diệt.

Thế huyệt nên thấp để tránh gió nhưng cũng không được quá thấp. Nếu huyệt ở thế này thì không có nhân nhục (chỉ đất chiếu đệm), huyệt bất cát. Hình của huyệt nhũ ngay ngắn, thanh tú thì chủ nhân hưng vượng. Nếu dốc, nghiêng, lệch, thô, ác đều là huyệt giả hình hung. Nếu huyệt nhũ giả, lưng như kiếm, chân lệch, thế dốc nghiêng, thô, phì, gia chủ và con cháu sẽ gặp họa lâu dài.

Thuật ngữ “Huyệt Đột”: Huyệt đột (lồi) còn gọi là huyệt bong bóng, là một trong 4 loại huyệt cơ bản của oa, kiềm, nhũ, đột, chỉ đỉnh huyệt nhô tròn. Huyệt đột thường xuất hiện ở vùng đồng bằng nhiều hơn vùng núi. Huyệt đột chia làm 4 loại: Loại huyệt đột to, huyệt đột nhỏ (chính cách), loại song đột, tam đột (biến cách). “Đột chỉ vầng thái cực hơi nhô lên như bong bóng gọi là bong bóng nổi, còn gọi là lão dương. Nếu vầng huyệt mộ có hình xoắn ốc nhô lên như đầu vú, như bong bóng nước, nhìn gần thì có, nhìn xa thì không là đúng”. “Hình như chiếc mũ, an táng tất phú”.Phần nhô lên phải sáng, tròn, dáng đột hơi ẩn. Chỗ lồi quá gọi là cô diệu, nếu an táng nơi này sẽ rất bất lợi, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình, thậm chí ảnh hưởng đến sinh mạng. Huyệt đột cần có long sa, hổ sa bảo vệ để tụ khí. Kỵ nhất là huyệt mộ ở vùng cao, gió lùa. Nếu huyệt mộ ở đồng bằng thì cần có nước bao bọc. Nếu núi không triều bái thì cho dù huyệt có kim ngư, ngọc ấn cũng là hoa giả, không tốt. “Huyệt đột nếu không có long hổ bao bọc sẽ bị gió lùa. Nếu có long, hổ (ý chỉ tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ) bao bọc 2 bên, nghịch thủy thượng lai (thủy bao) thì tốt.”

Thuật ngữ “Hình Thủy”: Thế đất, hình tượng, hình thái, ngôi nhà, công trình có nhiều đặc điểm nhấp nhô, sóng lượn.

Thuật ngữ “Hình Mộc”: Thế đất, hình tượng, hình thái, ngôi nhà, công trình có nhiều đặc điểm hình chữ nhật, cao, hình trụ, hình cột chữ nhật.

Thuật ngữ “Hình Hỏa”: Thế đất, hình tượng, hình thái, ngôi nhà, công trình có nhiều đặc điểm nhọn, mái nhọn, hình tam giác.

Thuật ngữ “Hình Thổ”: Thế đất, hình tượng, hình thái, ngôi nhà, công trình có nhiều đặc điểm vuông, hình vuông bằng, cân đối.

Thuật ngữ “Hình Kim”: Thế đất, hình tượng, hình thái, ngôi nhà, công trình có nhiều đặc điểm hình tròn, cột tròn, mái tròn.

Thuật ngữ “Trường Lưu Thủy”: Là tượng của con sông lớn có dòng nước chảy dài, kéo tận ra biển.

Thuật ngữ “Trường Giang”: Là tượng con sông có dòng nước chảy dài và lớn.

Thuật ngữ “Trường Khê”: Là tượng con suối có dòng nước chảy dài ra hồ ra sông.

Thuật ngữ “Đại Hồ”: Là tượng hồ rộng và sâu.

Thuật ngữ “Đại Trì”: Là tượng ao rộng và dài.

Thuật ngữ “Bát Tự Thủy Phân”: Chủ về cuộc đất khi tầm long ta thấy hai bên có hai dòng sông lớn hoặc dòng nước chảy.

Thuật ngữ “Liên Sơn”: Là dãy núi nhấp nhô, chập trùng liền nhau tạo thành một mạch liên miên, bất tận.

Thuật ngữ “Bác Long Hoán Cốt”: Là chỉ thế của Long đang hùng dũng, bỗng chuyển sang thế nhu hòa.

Thuật ngữ “Minh Long”: Là địa mạch rủ xuống, trông thấy rõ.

Thuật ngữ “Ám Long”: Là địa mạch lờ mờ khó nhận ra.

Thuật ngữ “Hư Long”: Là địa mạch mềm yếu mỏng manh.

Thuật ngữ “Thực Long”: Là địa mạch quầng tròn và đầy đặn.

Thuật ngữ “Thuận Kỵ”: Huyệt nhìn xuôi.

Thuật ngữ “Đảo Kỵ”: Huyệt nhìn nghịch.

Thuật ngữ “Hoành Kỵ”: Huyệt nhìn ngang.

Thuật ngữ “Mạch Trực”: Là địa mạch đâm thẳng vào huyệt, rất xấu.

Thuật ngữ “Đấu Sát”: Là địa mạch chạy thẳng vào quan của huyệt, nên tránh khi phân kim lập hướng.

Thuật ngữ “Sơn Thủy Pháp”: Là phương pháp xem tướng đất để biết người ra sao,  họa phúc, cát hung, thông minh hay đần độn, giàu nghèo hay sang hèn.

Thuật ngữ “Sơn Quản Nhân Đinh – Thủy Quản Tài”: Phong thủy địa lý khi xem đất, muốn biết nhà có đông người, con cháu có vượng khang thời xem Sơn (núi). Muốn biết công danh, tài lộc vượng hay suy thời xem Thủy (nước).

Thuật ngữ “Cô Sơn”: Nơi có Sơn mà không có Thủy được gọi là Cô Sơn.

Thuật ngữ “Cô Thủy”: Nơi có Thủy mà không có Sơn được gọi là Cô Thủy.

Thuật ngữ “Tứ Sinh”: Bao gồm Dần – Thân – Tỵ – Hợi.

Thuật ngữ “Tứ Chính”: Bao gồm Tý(Khảm) – Ngọ(Ly) – Mão(Chấn) – Dậu(Đoài).

Thuật ngữ “Tứ Duy”: Bao gồm Càn – Khôn – Cấn – Tốn.

Thuật ngữ “Tứ Mộ”: Bao gồm Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.

Thuật ngữ “Bát Quái”: Trong phong thủy, bát quái là tượng của Âm-Dương, Ngũ Hành, Vạn Vật. Ứng dụng trong phong thủy, bát quái dùng để vận dụng Phương Tọa khi kết hợp với Thiên Can – Địa Chi. Vận dụng đoán biết cát hung, họa phúc ứng nhân mệnh, ngoài ra để xác định phương hướng tương quan các sự vật, hiện tượng.

Bát quái bao gồm: Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài.

Bát Quái ứng nhân mệnh:

Càn là Đàn ông – Ông – Cha.

Khôn là Đàn bà – Bà – Mẹ

Chấn là Trưởng Nam

Khảm là Trung Nam

Cấn là Thiếu Nam

Tốn là Trưởng Nữ

Ly là Trung Nữ

Đoài là thiếu nữ

Bát Quái ứng phương vị:

Càn: Phương Tây Bắc.

Khôn: Phương Tây Nam.

Đoài: Phương Tây.

Cấn: Phương Đông Bắc.

Tốn: Phương Đông Nam.

Chấn: Phương Đông.

Khảm: Phương Bắc.

Ly: Phương Nam.

Thuật ngữ “Du Tinh Mệnh Bàn”: Trong Bát Trạch Mệnh có sử dụng Bát quái mệnh ứng phương hướng tốt xấu để bố trí sắp xếp cách cục Nội – Ngoại gia trạch sao cho hài hòa, cân đối.

Sao Tham Lang (Sinh Khí), Sao Vũ Khúc (Diên Niên), Sao Cự Môn (Thiên Y), Sao Hữu Bật (Phục Vị).

Sao Phá Quân (Tuyệt Mệnh), Sao Liêm Trinh (Lục Sát), Sao Văn Khúc (Lục Sát), Sao Lộc Tồn (Họa Hại).

Thuật ngữ “La Bàn”: dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định.

Thuật ngữ “La Kinh”: La Kinh hay còn được gọi là La bàn phong thủy. La kinh, kinh bàn là công cụ dùng trong việc vận dụng những nguyên lý âm dương, ngũ hành, can chi, bát quái, phương vị, khí tiết, định hướng tốt xấu hợp mệnh hợp tuổi cho Phong Thủy Địa Lý về Thế đất tốt xấu, Tọa hướng, Phân kim lập hướng, điểm huyệt.

Thuật ngữ “La Kinh Thấu Giải”: Là giảng giải ý nghĩa và cách ứng dụng kinh bàn vào các trường hợp trong Phong Thủy.

Tầng thứ nhất: Thiên trì (ao thiên trì) tức Thái Cực.

Kim từ tính đứng ở trung tâm đầu đen chỉ phương Bắc, đầu đỏ chỉ phương Nam. Trong lí luận về phong thủy Thiên trì và kim vô cùng quan trọng: Tạo lập quy củ, điều hòa nặng nhẹ hình thành quy củ đều từ nơi đây mà quyết định. Trong kim vàng Tý Ngọ có chia ra lưỡng nghi (âm dương) từ lưỡng nghi kết hợp cung Mão Dậu sinh ra tứ tượng, từ tứ tượng sinh bát quái, từ bát quái mà định ra phương hướng, vị trí khiến cho Trời, Đất và Con người cân bằng, điều hòa, ổn định.

Tầng thứ hai: Tiên thiên bát quái

Bát quái là sự kết hợp giữa con người với tự nhiên mà hình thành nên.

Tầng thứ 3: Chín vì sao trong quẻ địa mẫu: Có hai thuyết nói về chín vì sao này.

Thuyết thứ nhất lấy căn cứ từ sách “ Hám long kinh” của Dương Duẫn Tùng đời Đường nói chín vì sao này gồm Tham lang, Văn khúc, Vũ khúc, Lộc tồn, Cự môn, Liêm trinh, Phá quân, Tả phù, Hữu bật.

Một thuyết khác lấy sách “ Cữu tinh truyền biến” của Liêu Vũ đời Tống nói chín vì sao này gồm Thái Dương, Thái âm, Kim thủy, Mộc, Thiên tài, Thiên cang, Cô dượt, Táo hỏa, Tảo đãng.

Tầng thứ tư: Hai mươi bốn sao Thiên tinh

Hàng thiên tinh bao gồm hai mươi tư ngôi sao tức là: Thiên tinh, Thiên cứu, Thiên khôi, Thiên ất, Thiếu vi, Thiên hoàng, Thiên quan, Thiên thường, Thiên mã, Thiên bình, Thiên cang, Thiên quan, Thiên hành, Thiên uyển, Thiên bội, Thiên thi, Thiên trù, Thiên hán, Thiên phụ, Thiên mậu, Thiên lũy, Thái tuế, Nam cực, Thiên quân.

Tầng thứ 5: Hai mươi bốn sơn trong Kim chính – Địa bàn: Hai mươi bốn sơn còn gọi là hai mươi tư hướng, đây là bàn trong còn gọi là Kinh chính, hai mươi tư vị trí trên ứng hai mươi tư tiết khí, dưới ứng với hai mươi tư hướng núi dưới đất.

Hướng chính Bắc quẻ Khảm bao gồm 3 sơn: Nhâm – Tý – Quý

Hướng Đông Bắc quẻ Cấn  gồm 3 sơn : Sữu – Cấn – Dần

Hướng chính Đông quẻ Chấn gồm 3 sơn : Giáp – Mão – Ất

Hướng Đông Nam quẻ Tốn gồm 3 sơn : Thìn – Tốn – Tị

Hướng chính Nam quẻ Ly gồm 3 sơn : Bính – Ngọ – Đinh

Hướng Tây Nam quẻ Khôn gồm 3 sơn : Mùi – Khôn – Thân

Hướng chính Tây quẻ Đoài gồm 3 sơn : Canh – Dậu – Tân

Hướng Tây Bắc quẻ Càn gồm 3 sơn : Tuất – Càn – Hợi

Trong thuật phong thủy 24 hướng này dùng để lấy hướng núi, hướng dòng nước.

Tầng thứ sáu : 24 tiết khí

Lập xuân bắt đầu từ cung Cấn, Đại hàn kết thúc tại cung Sữu. Từ đó suy ra kim, mộc, thủy, hỏa, thổ để xét thiếu âm, thiếu dương, thái âm, thái dương.

Tầng thứ bảy: Bảy mươi hai vị trí xuyên sơn long.

Phân bố ở bên dưới hai mươi tư vị trí, mỗi vị trí chia thành tam long và mười hai địa chi, ví dụ : như tương ứng với cung Hợi là Đinh Hợi, Kỉ Hợi, Tân Hợi. Tương ứng với Tý là Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý… Xuyên sơn long cũng có nghĩa là định rõ vị trí của long thuộc thiên can địa chi nào mới biết được sao lành hay dữ.

Tầng thứ 8: Một trăm hai mươi long: Ở bên dưới mỗi vị trí trong hai mươi tư sơn nói trên đều chia năm vị trí tổng cộng một trăm hai mươi điểm cần né tránh gặp trường hợp «  cô hư quy giáp »

Tầng thú chín: 24 sơn trong Kim giữa- Nhân bàn: Kim giữa – Nhân bàn tức đường Tý Ngọ là trụ đối xứng giữa Nhâm tý và Bính Ngọ trong bàn, ở vào giữa đường phương vị chỉ hướng Tý Ngọ Bắc cực. Các nhà phong thủy cho rằng đường kim giữa phía trên liên quan đến độ tiến thoái của tinh tú trên trời, phía dưới liên quan đến mạch đất núi sông, đồng ruộng.

Tầng thứ mười: Một trăm hai mươi long trong Kim giữa – Nhân bàn

Cũng giống như trong tầng thứ tám nhưng vị trí các long so le nhau.

Tầng thứ mười hai: Hai trăm bốn mươi phân kim bàn: Hai trăm bốn mươi phần kim bàn là chỉ độ đậm nhạt, dày mỏng hoặc thịnh suy của mười hai chi khí trong kim chính mà chia ra phối hợp với sáu mươi long thấy địa để đoán lành hay dữ.

Tầng thứ mười ba: Mười hai thứ bàn: Tinh kỉ, đại lượng, thực trầm, thọ tinh, đại hỏa, chiếc mộc, huyền hiêu, giáng lâu, thuần thủ, thuần vĩ, thuần hỏa, thú tư. Mười hai thứ chỉ vị trí của mặt trời bốn mùa trong năm, chỉ rỏ sự biến đổi của thời tiết và vị trí vận hành hàng năm của tuế tinh.

Tầng thứ mười bốn: Mười hai «phận dã»

Phận dã là khái niệm quan trọng trong thiên văn học cổ đại. Người ta đem chia vị trí các tinh tú trên bầu trời tương ứng với một vùng đất nào đó trên mặt đất. Vùng đất tương ứng đó trên mặt đất gọi là phận dã.

Tầng thứ mười lăm: Hai mươi tư sơn trong thiên bàn

Còn gọi là bàn ngoài các nhà địa lí dùng để nạp thủy để phán đoán dòng nước và cho rằng ở nơi khí vượng nước chảy đến là tốt, chảy đi là xấu, ở nơi khí suy thì ngược lại.

Tầng thứ mười sáu: Một trăm hai mươi long thiên bàn

Nguyên lý chọn lựa một trăm hai mươi long thiên bàn cũng giống như bảy mươi hai long thiên bàn đều dùng theo thuyết cô hư vượng tướng, quy giáp không vong để tính.

Tầng thứ mười bảy: Sáu mươi long doanh súc.

Là để luận thời tiết vòng này do các nhà địa lí cận đại làm ra.

Tầng thứ mười tám: Hỗn thiên tinh độ – Ngũ hành

Là chỉ cung độ khắp trên bầu trời gồm 365,25 độ, chia ra thành hai mươi tám cung gọi là thập nhị bát tú, tương ứng 365 ngày trong năm. Độ số này phối hợp với ngũ hành chính là hỗn thiên tinh độ ngũ hành.

Thuật ngữ “Cửu Cung Phi Tinh”: Là sự kết hợp Bát quái – Cửu cung quan sát sự vận chuyển của cửu tinh (9sao) mà định Đại-Trung-Tiểu-Niên vận cát hung họa phúc cho gia trạch.

Thuật ngữ “Tam Nguyên Cửu Vận”: Là một chu kỳ Đại vận thời gian dài 180 năm. Mỗi một chu kỳ này được chia ra làm ba Nguyên – Trung vận, mỗi Nguyên dài 60 năm. Mỗi chu kỳ 180 năm được chia làm 9 Tiểu vận, mỗi vận 20 năm.

Đối với Công trình lớn sẽ lấy 180 năm làm Đại vận. 60 năm làm Trung vận, 20 năm làm Tiểu vận. Đối với nhà dân sẽ lấy 20 năm làm Đại vận, 6 năm 6 tháng làm Trung vận, 2 năm 2 tháng làm Tiểu vận.

Thuật ngữ “Bát Sát-Hoàng Tuyền”: Là một trong những hình thế sát khí của trường phái Loan Đầu trong phong thuỷ. Bát sát là 8 hướng sát khí đến. Hoàng Tuyền Thuỷ tức là Suối Vàng (địa ngục).

Thuật ngữ “Vòng Tràng Sinh”: Trong phong thủy, vòng Tràng sinh dụng vào việc xem cuộc đất định cát hung, họa phúc. Bố trí sắp xếp ngoại cục gia trạch để phù hợp với cục của cuộc đất và phương vị tọa hướng, trước sau, tả hữu với mệnh nhân.

Thuật ngữ “Dương Cơ”: Hay còn là Dương trạch, nơi điền thổ thích hợp dành cho con người sinh hoạt và làm việc.

Thuật ngữ “Âm Trạch”: Hay còn là Âm phần, nơi thích hợp cho việc chôn cất, lập mộ phần cho người đã mất.

Thuật ngữ “Thổ Táng”: Là cách người ta đào huyệt xuống dưới lòng đất để chôn cất người đã mất.

Thuật ngữ “Hỏa Táng”: Là cách người ta dùng Hỏa thiêu (lửa đốt) cho người đã mất, khi chỉ còn bộ xương thì tiếp tục Thổ Táng (Cát Táng) hoặc thiêu đến khi chỉ còn tro cốt thì Phong Táng (Thả tro bay theo Gió), Thủy Táng (Thả lọ tro cốt trôi theo sông và chìm xuống), Thiên Táng (Đặt lọ tro cốt trong đình, chùa miếu).

Thuật ngữ “Hung Táng”: Là khi người mất, được chôn cất tại nơi đất trũng, có nhiều bùn và nước hoặc ẩm thấp. Đây là quá trình phân hủy thể xác đến khi chỉ còn xương cốt, người ta tiếp tục Cải Táng hay còn gọi là Cát Táng.

Thuật ngữ “Cát Táng”: Hay còn gọi là Cải Táng, khi người mất được chôn Hung Táng, tùy nơi mà quá trình phân hủy thể xác nhanh hay lâu mà người ta định ra thời gian để thay đổi di chuyển nơi chôn cất.

Thuật ngữ “Động Thổ”: Là sự hoạt động của con người tác động vào mạch đất điền thổ, đào khoét đất để tạo huyệt, xây móng nhà, công trình, phần mộ.

Thuật ngữ “Cất Nóc”: Cất nóc có nghĩa là lợp mái, đổ mái cho cho công trình dương trạch.

Thuật ngữ “Nhập Trạch”: Là sự hoạt động nghi lễ để chuẩn bị cho việc vào ở nơi ngôi nhà mới hoàn thiện xong.

Thuật ngữ “Lập Thờ”: Là thiết lập nơi tri ân với gia tiên dòng họ, tri ân với chư thiên, thần linh, phật, thánh. Việc lập thờ thể hiện ở việc có bát nhang và thờ cúng bằng hương (nhang) với đồ lễ.

Thuật ngữ “Nhà Thờ”: Nhà thờ hay còn gọi là Từ đường. Đó là nơi giao lưu và tri ân của con cháu trong dòng họ, trong chi nhánh của một dòng họ để thông qua việc đã lập thờ nhằm tưởng nhớ công ơn của gia tiên. Nhà thờ là nơi kết nối âm dương, nơi kết nối và dạy cho con cháu truyền thống của cha ông, dạy cho con cháu trở thành người hiền tài có đức độ.

Tụ: Nghĩa là sự tích tụ lại, hội hợp, giao hội tại một nơi, một điểm, một khu vực.

Tán: Nghĩa là sự phân tán, tán loạn, không đồng nhất, tản mát khắp nơi.

Tàng: Nghĩa là sự ẩn dấu, hội tụ trong mờ ám, hài hòa và ẩn nhẫn.

Âm Khí: Nghĩa là khí ẩn trong Đất, trong nước. Khí âm mát, lạnh, hàn.

Dương Khí: Nghĩa là khí bốc lên, theo gió mà tới. Khí dương ấm, nóng, nhiệt.

Sát Khí: Sát khí là những năng lượng xấu, những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến phong thủy, môi trường sống xung quanh con người. Sát khí được chia thành 2 loại cơ bản là hữu hình và vô hình.

Sát khí hữu hình đúng như tên gọi, là những sự vật có thể cảm nhận bằng thị giác, thính giác hay khứu giác,… mang đến những năng lượng xấu:

Hình sát: Những vật hữu hình, kỵ với ngũ hành gia chủ và phong thủy nhà ở thường tình. Ví dụ như nhà ở đối diện với tháp sắt, cột điện, thang máy,… Trước cửa nhà có nhiều vật nhọn, hình thù góc cạnh, sắc bén chĩa vào. Hoặc nhà nằm ở vị trí có đường đi đâm thẳng vào

Quang sát: Là nguồn ánh sáng có cường độ không tốt trong nhà. Ví dụ như quá quá tăm tối, u ám.

Thanh sát: Là những âm thanh ồn ào khiến những người sống trong nhà cảm thấy bồn chồn, khó chịu.

Vị sát: Mùi khó chịu của không gian trong hoặc gần nhà như mùi hôi hám, tanh tưởi, ẩm ốc của không gian thiếu sáng, bí bách.

Sắc sát:  Là những màu sắc gây khó chịu, không hài hòa. Ví dụ như một căn nhà có màu sơn tường hoặc nhiều món đồ nội thất màu đen sẽ gây ra “âm thịnh dương suy”. Hoặc ngôi nhà có quá nhiều gam màu đỏ sẽ khiến gia đình dễ căng thẳng.

Sát khí vô hình là những cách cục của cuộc đất, ngôi nhà phạm vào những cung vị tọa hướng gặp phải những bộ sao hung sát. Bao gồm Bát tinh, Cửu diệu, Nhị thập bát tú, Ngũ hoàng thần sát, Bát sát hoàng tuyền, Can chi ứng đối, v.v…

Tả: Bên trái.

Hữu: Bên phải.

Tiền: Trước.

Hậu: Sau.

Trường: Dài.

Đoản: Ngắn.

Quan: Xung quanh huyệt mộ, ngôi nhà, cuộc đất.

Quách: gò đống bảo vệ huyệt mộ, tường thành bảo vệ ngôi nhà, cuộc đất.

Cát: Nghĩa là sự tốt đẹp, bình an, thuận lợi, phát triển.

Hung: Nghĩa là sự xấu xa, hung hiểm, tai họa, suy vong.

Họa: Nghĩa là hiểm họa ẩn tàng, tai họa, tai ương.

Phúc: Nghĩa là sự may mắn, hanh thông, thuận lợi.

Thọ: Nghĩa là sự bình an, cát tường, khỏe mạnh, sống lâu.

Yểu: Nghĩa là mất sớm từ lúc ấu niên, số tuổi thọ không quá 40 tuổi.

Giàu Sang: Nghĩa là có trong tay nhiều tiền, nhiều gia sản, điền sản, tài sản.

Nghèo Hèn: Nghĩa là khó khăn, thiếu thốn, gian nan, vất vả.

Danh: Chủ về học vấn, thi cử, công danh, sự nghiệp, danh vọng.

Tài: Chủ về tiền bạc, gia sản, điền sản, tài sản.

Phú: Chủ sự giàu sang, nhiều tài sản.

Quý: Chủ Danh tiếng, công danh, danh vọng.

Thuật ngữ “Âm Dương Sát”: Nhà ánh sáng quá thừa, mặt trời chiếu trực tiếp gọi là Dương sát mà nhà nơi ở quá âm u lạnh lẽo, ẩm thấp thì gọi là Âm Sát.

Thuật ngữ “Ngũ Hành Sát”: Đất có thế sóng lượn cao thấp trái phải, trước sau không đồng đều mà xây nhà hình vuông mái bằng là phạm Thổ hình sát. Đất hình chữ nhật mà xây nhà hình tròn hoặc mái vòm, bầu tròn hoặc nhà hình bán nguyệt là phạm Kim hình sát. Đất hình tam giác mà xây nhà cao thấp trước sau, tả hữu không đồng đều, sóng lượn hoặc có mái nhà, mái che uốn khúc là phạm Thủy hình sát. Đất vuông mà xây nhà hình chữ nhật cao và dài chủ phạm Mộc hình sát. Đất hình bán nguyệt mà xây nhà hình tam giác có mái nhọn là phạm Hỏa hình sát.

Thuật ngữ “Thanh Long Sát”: Bên trái phía trước nhà đối diện bị đại môn nhà khác chiếu xung như miệng rồng vồ lấy, hoặc bên trái phía trước nhà có dãy núi đâm vào đại môn.

Thuật ngữ “Bạch Hổ Sát”: Bên phải phía trước nhà đối diện bị đại môn nhà khác chiếu xung như miệng con hồ vồ lấy, hoặc bên phải phía trước nhà có dãy núi đâm vào đại môn.

Thuật ngữ “Huyền Vũ Sát”: Sau nhà có nhà cao tầng hoặc núi cao quá gần nhà, đất.

Thuật ngữ “Minh Đường Sát”: Phía trước nhà không có Minh đường hoặc Minh đường bị xung phá, xâm lấn.

Thuật ngữ “Chu Tước Sát”: Phía trước Minh đường của cuộc đất không có sông hồ, gò đống hoặc có sông hồ, gò đống mà bị xâm phá, lấp bỏ.

Thuật ngữ “Cô Phong Sát”: Ngôi nhà cô độc ở ngọn núi xung quanh không có sơn che chắn hoặc nơi đồng không mông quạnh.

Thuật ngữ “Tiễn Tâm Sát”: Trước nhà, cổng, đại môn bị con đường đâm thẳng vào.

Thuật ngữ “Phản Cung Sát”: Xung quanh ngôi nhà bị đường cong của con đường, ao hồ, sông núi phản vào nhà và cuộc đất.

Thuật ngữ “Phi Đao Sát”: Phi đao sát là trường hợp khi trước nhà bạn có góc nhọn của ngôi nhà khác chĩa vào, hoặc một kiến trúc như tượng đài, một phần của ngôi nhà… như một con dao chĩa vào.

Thuật ngữ  “Liêm Đao sát”: Nhà bị góc cạnh của vật, công trình có hình cong như  lưỡi đao chiếu thẳng vào nhà, cổng, đại môn của cuộc đất.

Thuật ngữ “Xà Tâm Sát”: Nhà có cổng, đại môn bị cột điện chiếu sáng chiếu thẳng vào, loại cột điện phía trên có đầu cong xuống như con rắn hổ đang rình mồi.

Thuật ngữ “Thủy Hỏa Sát”: Nhà ở nơi có điện cao thế và nhiều đường dây điện loạn xạ bao vây lấy, phía sau nhà có ao hồ.

Thuật ngữ “Xung Môn Sát”: Hai nhà có công hoặc đại môn đối diện nhau, tạo thành thế xung môn sát.

Thuật ngữ “Thái Dương Sát”: Nhà bị mặt trời chiếu thẳng vào trong nhà làm cho không gian sống nóng bực, bức bối.

Thuật ngữ “Phản Quang Sát”: Nhà cửa bị ánh sáng phản quang do đối diện nhà có hệ thống gương kính.

Thuật ngữ “Trì Quang Sát”: Mặt trời khúc xạ ánh nắng qua mặt ao hồ phản chiếu vào trong nhà.

Thuật ngữ “Hỏa Hình Sát”: Trước nhà, cổng, đại môn có vật nhọn, công trình có hình thù nhọn, góc nhọn tam giác chĩa thẳng vào.

Thuật ngữ “Thiên Trảm Sát”: Trước nhà có khoảng không hẹp nhỏ được tạo ra bởi hai nhà đối diện chiếu thẳng vào cổng, đại môn.

Thuật ngữ “Góc Ao Đao Đình”: Nhà bị góc ao hoặc đao đình chùa miếu chiếu thẳng vào đất, nhà, cổng, đại môn.

Thuật ngữ “Hỏa Khí Sát”: Cạnh nhà hoặc đối diện có trạm xăng dầu, trạm gas, trạm điện áp.

Thuật ngữ “Độc Âm Sát”: Nơi cạnh nhà phía trước hoặc đối diện có bể phốt, nhà vệ sinh, bãi nơi tập kết rác thải, nhà xác bệnh viện.

Thuật ngữ “Sơn Xung Sát”: Nơi vùng núi phía trước nhà, cổng, đại môn thấy núi gần và cao.

Thuật ngữ “Sóng Âm Sát”: Nơi xung quanh gần nhà, đối diện có cột thu phát sóng truyền hình, nhà mạng.

Thuật ngữ “Thanh Xung Sát”: Nơi xung quanh gần nhà, đối diện có tiếng động hoặc thanh âm lớn thường xuyên.

Thuật ngữ “Âm Thủy Sát”: Gần nhà xung quanh hoặc đối diện có cống thoát, ao hồ, sông suối ô nhiễm, rác thải bừa bãi, không khí uế bẩn, bốc mùi.

Thuật ngữ “Thiên Khí Sát”: Xung quanh gần nhà, đối diện có nhà máy sản xuất hoặc lò nung đốt thải khí thải ra môi trường làm cho ô nhiễm nguồn không khí.

Thuật ngữ “Thái Tuế Sát”: Tuổi gia chủ trùng hướng nhà như: Tuổi Tý hướng Tý, tuổi Ngọ hướng Ngọ hoặc gia chủ tuổi Tý làm nhà năm Tý.

Thuật ngữ “Phá Tuế Sát”: Tuổi gia chủ xung khắc với hướng nhà như: Tuổi Tý nhà hướng Ngọ, tuổi Ngọ nhà hướng Tý, hoặc gia chủ tuổi Tý làm nhà năm Ngọ.

Thuật ngữ “Cô Âm Sát”: Xung quanh hoặc hai bên trước sau, tả hữu cuộc đất, ngôi nhà có núi hoặc công trình to cao hơn.

Thuật ngữ “Cô Dương Sát”: Xung quanh hoặc hai bên trước sau, tả hữu cuộc đất, ngôi nhà thấp hơn quá nhiều. Ý nói ngôi nhà xây từ nền móng xây lên quá to và cao so với xung quanh.

Thuật ngữ “Tâm Niệm Sát”: Do bản thân tâm niệm sống tốt hay xấu, thiện hay ác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0924 8888 64
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0342383368