“Thái Cực Hoa Giáp” – Hãy là thầy của chính mình.

Theo nguyên lý Thuận tự nhiên, và Thuyết Âm Dương Ngũ Hành (Thuyết AD5H), một trong những cơ sở dự báo là Bảng “Lục Thập Hoa Giáp” (Bảng LTHG). Cấu trúc Bảng LTHG như một Hệ đếm cơ số 60; Mỗi số của cơ số đếm đại diện cho vật, sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội; Ví dụ như: Tuổi Canh tý; Năm Mậu thân; Tuổi Giáp ngọ; Mạng Thiên thượng hỏa; Hành Mộc(s); Mạng Hải trung kim; Mạng Mộc(v)…..

Chúng ta có thể gặp rất nhiều tên gọi như vậy, nhưng thực chất chỉ có 60 nhóm danh xưng  mang tính độc lập tương đối với nhau – Gọi là một vòng Giáp Tý. Mỗi nhóm có thể có ít nhất 2 tên gọi, một trong số đó có thể coi là “Tên cứng” hình thành trong hệ tọa độ “Can Chi”- Là giao điểm của 2 đường thẳng song song với 2 trục Thiên can và Địa chi trong mặt phẳng.  Các tên gọi còn lại có thể được hiểu là “Tên mềm” vì chức năng chính là diễn giải nội hàm của “Tên cứng”; Thói quen dùng tên gọi này hay tên gọi khác, cấp độ chính xác của mỗi nhóm tên đặt cho vật, sự vật, hiện tượng phụ thuộc vào thời đại, không gian văn hóa, sự am hiểu Thuyết AD5H và ý chí chủ quan của người sử dụng.

Mỗi nhóm danh xưng có một thuộc tính vật chất nào đó, ví dụ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ v.v.v. , Được gọi là Bản mạng, hay còn được gọi là hành của nhóm. Tên của mỗi hành trong hệ đếm phụ thuộc vào tên của hành khởi điểm của vòng Giáp Tý.

Ví dụ: Nếu Hành khởi điểm của vòng Giáp Tý là Kim(s) thì năm Canh Tý, Tân Mùi sẽ có hành là Thổ(s), năm Giáp Ngọ, Ất Mùi sẽ có hành Kim(s).

Nhưng nếu hành khởi điểm của vòng Giáp Tý là Thổ(s), thì Canh Tý, Tân Mùi sẽ có hành là Hỏa(s), năm Giáp Ngọ, Ất Mùi sẽ có hành là Thổ (s)…

Tính Sinh – Khắc giữa các nhóm tên trong cùng một chu kỳ Giáp Tý sẽ không thay đổi cho dù hành khởi đầu của vòng Giáp Tý đó được chọn là hành gì (Nguyên lý Thuận tự nhiên).

Về hình thức ngôn ngữ: Bản mạng trong Bảng LTHG thường là các cụm từ Hán – Việt với nhiều cách hiểu khác nhau; Ý nghĩa cũng như tích truyện gắn với nội hàm này rất phong phú, đây là nguyên nhân của tình trạng loạn tin trong bói toán xưa nay.

Thói quen gán ghép tên gọi của Bản mạng  cho tính cách của mỗi người, mỗi việc có từ xa xưa, có những chuyện sai lầm ngây thơ,  ngộ nghĩnh.

Ví dụ:  Tuổi Hợi, đối với những người có năm sinh: 1947 (Đinh hợi); 1959 (Kỷ hợi); 1971 (Tân hợi); 1983 (Quý hợi);1995 (Ất hợi) có tên chung  “Tuổi Hợi” được phán là có tinh cách na ná lão “Họ Trư” trong truyện Tây Du Ký vậy.

Bảng Lục Thập Hoa Giáp trong trong quy hoạch cuộc sống có ý nghĩa quan trọng như những viên gạch cơ sở để xây nên những công trình nhân sinh khác như làm nhà, buôn bán, chọn nhân sự, cưới hỏi, chọn màu sắc ..v.v.v.

Ví dụ như về mầu sắc: Theo lý Ngũ hành tương sinh, nếu chúng ta nghĩ mình mạng Hỏa thì mầu phù hợp sẽ là Xanh hoặc Đỏ, tuy nhiên nếu nghĩ mình mạng Thủy thì sẽ là mầu Trắng hoặc  Đen.

Sự hoài nghi về vị trí Hành Thủy và Hành Hỏa trong Bảng LTHG từng có từ xa xưa, Bản thân nguồn gốc Bảng LTHG cũng đầy bí ẩn. Trước khi Thái Cực Hoa Giáp xuất hiện, để tìm ra tên Hành của mỗi nhóm tên của Bảng LTHG thường phải luận giải từ cấu trúc của từng Bộ chữ trong bài thơ tiếng Hán: “Tý Ngọ Ngân Đăng Giá Bích Câu; Thìn Tuất Yên Mãn Tự Chung Lâu; Dần Thân Hớn Địa Thiêu Sài Thấp; Ngũ Hành Lục Giáp Chưởng thượng cầu”.

Ngoài những mập mờ về ngữ nghĩa của chính tên gọi Bản Mạng cho mỗi nhóm tên, một số câu hỏi luôn làm chúng ta nghi ngại: Nếu Thuyết AD5H là một học thuyết thực sự thì mọi luận cứ liên quan tới nó phải xuất phát từ các tiên đề, nhưng nếu coi bài thơ này là một tiên đề của Thuyết AD5H thì thực sự khó có thể thừa nhận Thuyết AD5H là một công trình khoa học nghiêm túc.

Những gì liên quan đến  Phong Thủy học, đến thuyết AD5H đều được cho là: Hoặc để biết cho vui, hoặc mê tín dị đoan, hoặc bị coi là nhảm nhí, không có cơ sở  khoa học chính vì chúng dựa vào Bảng LTHG có nguồn gốc xuất xứ mù mời từ bài thơ “Thất ngôn Tứ cú” vừa nói ở trên.

Đối với đời sống văn hóa Á Đông, Bảng LTHG và nguồn gốc của nó là bài toán lớn chưa có lời giải – Có thể gọi là Bài toán “Thiên Niên Kỷ” của dự báo học. Do vậy, tạm thời hàng nghìn năm nay trong tất cả các công trình nghiên cứu, Bảng LTHG mặc nhiên được thừa nhận, và được coi là:  “Sách xưa viết vậy” – Tin mà không chứng minh.

Vào những năm cuối thể kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, một trong những cố gắng đi tìm lời giải này là công trình: “Tìm về cội nguồn kinh dịch” với tâm điểm là sửa đổi Bảng LTHG.

Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã mạnh dạn sửa đổi vị trí của 12 hành Thủy và 12 hành Hỏa trong Bảng LTHG cho nhau. Đây là một hành vi quả cảm, có người khuyên tác giả: “Ra đường nên đội mũ sắt” để tránh đá ném!. Vì mấy ai hiểu được hàng nghìn năm nay Bảng LTHG chỉ tạm được coi là tiên đề của Thuyết AD5H mà thôi. Tác giả “Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch” đã đặt tên cho Bảng Hoa giáp mới là Bảng “Lạc Thư Hoa Giáp”.

Bảng “Lạc Thư Hoa Giáp”, về hình thức thể hiện và cấu trúc nội dung giống hệt như Bảng LTHG, duy có sự khác nhau là sự không tương đồng về vị trí của 12 Hành Thủy và 12 Hành Hỏa (Hình ……- Bảng Thái Cực Hoa Giáp truyền thống – Trang ……….)

Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch”  là một công trình nghiên cứu công phu, trong đó hệ thống lại quá trình sử dụng Bảng LTHG từ xưa tới nay, cho chúng ta nhiều tư liệu quý về sự không minh bạch trong việc lý giải nguồn gốc của Thuyết AD5H. Ngoài ra, tác giả cũng cho thấy năng lực sinh tồn của văn hóa Việt cùng cội nguồn văn minh lúa nước có tên gọi là Văn Minh Lạc Việt.

Tuy nhiên, về học thuật, tác giả không chứng minh được nguồn gốc của Bảng LTHG và Lạc Thư Hoa Giáp,  không chỉ ra được nguyên lý hình thành nên các Bảng Hoa Giáp, và như vậy “Lạc Thư Hoa Giáp”, “Lục Thập Hoa Giáp” vẫn là cơ sở lý luận “Nền móng” cho dự báo học Á Đông.

Về ứng dụng, Lạc Thư Hoa Giáp cũng vướng vào “Vỏ ngôn ngữ” như Bảng Lục Thập Hoa Giáp.

Chính vì thế, giải bài toán “Thiên niên kỷ”, chỉ ra bản chất của các Bảng Hoa Giáp, xây dựng Bảng Hoa Giáp phù hợp với thời đại là nhiệm vụ cấp thiết và hữu ích.

Công trình nghiên cứu:  “Hằng Số Luân Hồi và Thái Cực Hoa Giáp” đặt cho mình kỳ vọng như vậy.

Áp dụng một số nguyên lý, trong đó có “Nguyên lý Thuận Tự Nhiên”, “Nguyên lý Dung Thông Vô Ngại”; Triển khai “Thuyết Luân Hồi Nhân Quả” của Phật Giáo; Vận dụng tư duy dạng “Vi Phân Pháp” của khoa học phân tích Tây phương; Kết hợp tinh hoa khoa học Tổng hợp Á Đông; Lấy truyền thống niềm tin vào khái niệm Âm-Dương Ngũ Hành làm mô hình trực quan; Coi Nhân Tâm là giới hạn không gian nghiên cứu; Lấy chấp nhận hướng tới giải thoát Tâm-Thân làm gốc tọa độ; Tuệ giác Thiền Định làm công cụ tiếp cận Thế giới khách quan; Đáp án cho bi tốn “Thiên niên kỷ” liên quan tới các Bảng Hoa Giáp đã được minh định:

Thuyết AD5H là một trong những ứng dụng tư duy “Dạng vi phân pháp” cho khoa học tổng hợp, nhằm diễn hiện nhân sinh quan, thế giới quan của Đức Phật. Mọi Bảng Hoa Giáp là kết quả triển khai các nguyên lý vận động của tự nhiên và xã hội theo tinh thần Phật Giáo trong hệ tọa độ mặt trời.

Việc hoán đổi vị trí  Hành Thủy và Hành Hỏa cho nhau trong bảng Lục Thập Hoa Giáp là cần thiết nếu chúng ta tuân theo theo Nguyên lý “Thuận tự nhiên” để dự đoán. Tuy nhiên, Bảng LTHG được hình thành theo Nguyên Lý “Dung Thông Vô Ngại”, nên vận dụng Lục Thập Hoa Giáp để dự báo đòi hỏi độ thông tuệ khác, thích hợp với những thiền sư đã qua cảnh giới “ Định – Tuệ”. Tóm lại:

Thái Cực Hoa Giáp (TCHG) là công cụ định vị chu trình cân bằng động của Thái cực con người trong hệ mặt trời; Là mô hình toán diễn hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan của Đức Phật trong chiều vận khí Ngũ hành tương sinh của vũ trụ.

Thái Cực Hoa Giáp truyền thống – Là trường hợp riêng của TCHG, khi triển khai trong hệ tọa độ Âm Dương Ngũ Hành;Hệ Tứ Trụ;  Hệ tọa độ Can- Chi dạng: T = (2.1013-5-5-5-15)-(60).

Lục Thập Hoa Giáp hình thành theo Nguyên lý “Dung Thông Vô Ngại”; Về cấu trúc, LTHG l tổ hợp 3 trường hợp riêng của vỏ Thi Cực Hoa Giáp truyền thống, trong đó: Hành Kim, Hành Mộc, Hành Thổ lấy từ dạng vỏ thứ nhất của TCHG truyền thống với điểm khởi đầu Giáp Tý của nó trùng với hành Kim(s) của nhân Thái cực; Hành Thủy lấy từ dạng vỏ thứ 3 với điểm khởi đầu Giáp Tý của nó trùng với Hành Hỏa(s) của nhân Thi Cực; Hành Hỏa lấy từ dạng vỏ thứ 4 của TCHG truyền thống với điểm khởi đầu Giáp Tý của nó trùng với Hành Mộc(s) của nhân Thái cực.

Lạc Thư Hoa Giáp hình thành theo nguyên lý “Thuận tự nhiên”, là một trong những phiên bản của Dạng vỏ thứ nhất của Thái Cực Hoa Giáp truyền thống với điểm khởi đầu Giáp Tý của nó trùng với hành Kim(s) của nhân Thái cực.

Nguyên lý “Thuận tự nhiên” là cội nguồn cho một số hệ quả ứng dụng: Thứ tự Ngũ Hành tương khắc: Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ;Ngũ hành tương sinh: Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ. Nguyên lý “Dung Thông Vô Ngại” cho phép chuyển Bảng Lục Thập Hoa Gip thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp và ngược lại Lạc Thư Hoa Giáp thành Lục Thập Hoa Giáp. Việc này cũng thể thực hiện trong quy tắc Bàn tay trái tìm bản mạng bằng cách thay thế Hành Thủy (Ngón tay trỏ) bằng Hành Hỏa (Ngón tay giữa) và ngược lại.

Chuyển thói quen sử dụng Bảng Lục Thập Hoa Giáp, Bảng Lạc Thư Hoa Giáp trong dự báo học sang Thái Cực Hoa Giáp về hình thức giống như chuyển khái niệm hình học phẳng sang hình học không gian; Hoặc tương tự như việc thay thế cách nhìn nhận phiến diện, siêu hình bằng quan niệm toàn diện, biện chứng trong triết học.

Về giá trị sử dụng, một trong những công cụ đấu tranh sinh tồn của con người là các Bảng Hoa Giáp: Kinh nghiệm sử dụng Thái Cực Hoa Giáp trong đời sống tâm linh là Lục Thập Hoa Giáp; Kinh Dịch là kết quả sử dụng phin bản Thai Cực Hoa Giáp dạng: T = (2.1013-5-5-5-30)-(64); Đấu pháp theo nguyên lý dung sai thái cực là Thái cực quyền; Diễn hiện một số nguyên lý cơ bản của Phật giáo bằng mô hình toán là các phiên bản của Thái cực hoa giáp dạng: T =(2.1013-5-5-5-30)-(64); Đấu pháp theo nguyên lý dung sai thái cực là Thái cực quyền; Diễn hiện một số nguyên lý cơ bản của Phật giáo bằng mô hình toán là các phiên bản của Thái cực hoa giáp dạng: T = ([No]-[k-j]-[l-m])_([c-t]).

Để công cụ mô phỏng Thái cực con người ngày càng đầy đủ, khách quan, mở rộng giao diện tiếp cận thế giới nội tâm, phục vụ tốt hơn ý nguyện khám phá bản thân và môi trường xung quanh, Thái Cực Hoa Giáp sẽ thay thế Lục Thập Hoa Giáp, Lạc Thư Hoa Giáp trên nền tảng văn hóa phương đông và tư tưởng triết học Phật Giáo.

Trong cấu trúc tam tài của Thuyết phong thủy thế giới tiền tâm linh (Thuyết 3T), Thái Cực Hoa Giáp sẽ là thuyền Bát Nhã đưa người ta đến bến ngộ chữ NHÂN trong nội hàm: Nhân sinh quan, Thế giới quan của Đức Phật.

Cuộc đời và sự nghiệp của các Nhà văn hóa, Chư vị Anh hùng dân tộc mà gần đây nhất là thành công của Việt nam trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước theo tư tưởng văn hĩa truyền thống; Định hướng tu tập của môn phái Nam Hùynh Đạo; Khí công của môn phái Lâm Sơn Động; Kinh nghiệm sử lý Phong thủy của Địa lý sư Thích Thiện Mỹ ; Thông tin giao lưu giữa thế giới Âm-Dương được dịch giải qua năng lực của các nhà ngọai cảm –Là những bằng chứng sống cho tính chân xác của Phật pháp. Tinh hoa đó của Đức Phật một lần nữa lại được cô đọng và chuyển hóa thành ngôn ngữ hiện đại trong cuốn sách này.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thạch (Tác giả học thuyết Thái Cực Hoa Giáp – Hằng Số Luân Hồi)

Nội dung sách gồm 4 phần:

Tổng quan về phương pháp tiếp cận nhân sinh quan thế giới quan Đức Phật bằng Thiền pháp được diễn hiện qua ngôn ngữ tóan học hiện đại .

Xây dựng mô hình Thái Cực Hoa Giáp tổng quát trong giới hạn quán tưởng bằng tiên đề và định nghĩa: Xem phần Mô hình dung sai Thái Cực; Mô hình định vị Thái Cực.

Triển khai mô hình Thái Cực Hoa Giáp trong Hệ tọa độ mặt trời với mục đích chứng minh tính đúng đắn của mô hình dung sai Thái Cực vừa xây dựng ở trên. Qua đó chỉ ra các hạn chế của thuyết Am-Dương Ngũ hành trong quan niệm và hiểu biết hiện tại của con người về khơng gian, thời gian v cấu tạo vật chất của thế giới khách quan. Bên cạnh đó cũng làm sáng tỏ nhiều điều về bản mạng con người còn đang là vấn đề không nhất quán trong nhiều công trình nghiên cứu về phong thủy ngày nay cũng như xưa kia: Viết trong phần Thái Cực Hoa Giáp truyền thống.

Vận dụng Thái Cực Hoa Giáp truyền thống với lưu ý về độ chính xác của thuyết Âm – Dương Ngũ Hành khi áp dụng trong dự báo học có liên quan đến khái niệm Bản Mạng con người được thể hiện trong : Lịch Phong Thủy; Ngũ Hành Phả; Định vị mồ mả; Tìm nhân sự v.v.v…

Sự logic nhất quán từ đầu tới cuối của cuốn sách được duy trì bởi các quy luật tốn học; Tuy nhiên đó cũng là hạn chế cho nhiều độc giả vì rào cản của các thuật tóan, thậm chí có người nói vui: “Đọc hiểu chết liền”; Thực chất không đến nỗi như vậy: Để thẩm thấu từ từ có thể bỏ qua những phần lin quan tới lý luận, hoặc hãy để tham khảo sau; Nên đi thẳng vào ứng dụng của cuốn sách Như : Tìm bản mạng theo Thi Cực Hoa Giáp, Ngũ hành phả tìm người hợp bản mạng ; Quy hoạch mồ mả dòng họ; Lịch phong thủy tìm ngày giờ tốt, sấu v.v.v, Đặc biệt phần D – Khai triển Thái Cực Hoa Giáp sẽ giúp đọc giả nắm được quy trình hình thành, các nguyên lý vận hành và tra cứu cụ thể bản mạng theo TCHG cho từng người phục vụ trực tiếp cho các ứng dụng trong thực tế cuộc sống như: Làm nhà, cưới hỏi, tìm đối tác hợp tác kinh doanh v.v.v.. nó sẽ không làm thất vọng tuyệt đại đa số những ai đã từng thất vọng về sự không nhất quán của nhiều sách xưa khi nói về lĩnh vực Bản Mạng con người- Điều mà hầu như được mặc nhiên thừa nhận khi viết rằng : “Sách xưa viết vậy”.

Ngôn ngọai ý tại, xin tri ân tình thương mà bề trên, người thân, bạn bè, đồng môn, đồng nghiệp dành cho tác giả.

Tác giả

TS. Nguyễn Ngọc Thạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0924 8888 64
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0342383368