Đạo trị quốc cốt ở hiền tài, hiền tài là nguyên khí của quốc gia

“Đạo trị quốc cốt ở sử dụng hiền tài”. Cổ nhân nói rằng: “Quốc gia có hiền tài phò tá thì luật pháp thông hành, công minh. Xã hội trật tự, ít nhiễu loạn. Nhà nhà đua nhau học tập chính pháp, trên dưới có tôn ti, mọi sự trong thiên hạ đều được dân tâm chống đỡ. Pháp thì phải chính, luật thì phải rõ ràng. Cũng bởi vậy, Đạo trị quốc cốt ở sử dụng hiền tài: Người có đức độ có tài năng, có phẩm chất tốt, được mọi người tán dương, công nhận mà không phải nhờ vào mối quan hệ, tiền bạc, mua danh chuộc tiếng sẽ luôn có tâm thái vì lợi ích quốc gia xã tắc, vì lợi ích cộng đồng xã hội, vì lợi ích nhân dân. Từ đó làm ra cống hiến ở lĩnh vực, ban ngành mà họ đảm nhiệm.

 

 

Nếu sử dụng người có tài nhưng phẩm chất tham hóa hủ bại thì dù được việc nhưng lại là mầm mống của sai lầm cho mai sau, những kẻ có lòng ham vinh hoa, phú quý. Những kẻ đi lên từ nịnh nọt, hối lộ, cửa sau thì trong tương lai cũng sẽ vì tiền tài mà giúp cho kẻ sau leo lên. Vật họp theo loài, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu là vậy. Bởi thế Đạo trị quốc là gần hiền tài, tránh xa tiểu nhân nham hiểm. Người đứng đầu trị vị phải là bậc minh quân, thông tuệ mẫn tiệp. Có trí tuệ của bậc thánh hiền, nhìn xa trông rộng, bác ái bao dung. Nhưng cũng phải mưu tường sách lược, can đảm cương quyết mà phân định sự đúng sai, tốt xấu.

Thân Nhân Trung làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông là tác giả của câu nói bất hủ “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, hay trong cuộc đời Nguyễn Trãi, ông luôn tiến cử và tự tiến cử nhân tài. Chỉ có đề bạt nhân tài và nhân tài được trọng dụng mới giúp cho quốc gia xã tắc phồn vinh, nhân dân no ấm, ngoại bang mới không dám nhòm ngó, lấn át.

Trong cuộc đời Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Mạc Đĩnh Chi, Trần Quốc Tuấn, những danh nhân lịch sử luôn tâm niệm quốc thái dân an, tiến cử hiền tài, trọng dụng nhân tài, vì quốc gia mà hao tâm tổn trí, vì nhân dân mà lo nghĩ đọa thân.

Nhân tài là gốc rễ của việc trị sửa, quản lý quốc gia. Mối quan hệ giữa trị quốc và nhân tài giống như quan hệ giữa ngôi nhà và trụ cột. Thiếu nhân tài thì quốc gia khó mà duy trì nổi. Vậy người như thế nào mới là nhân tài? Cổ nhân đưa ra một tiêu chuẩn quan trọng: “Trực sĩ” – kẻ sĩ chính trực. Người xưa cho rằng: Nhân tài không chỉ là người có học thức rộng và sở trường chuyên sâu, mà còn phải là người có phẩm đức cao quý, trung trinh, thành thực, không cầu danh, không tránh tội.

Cổ nhân luôn nhấn mạnh: “Thân cận hiền thần, xa lánh tiểu nhân” là minh chứng cho từng thời kỳ lịch sử huy hoàng và lụi tàn của từng triều đại. Khi minh quân coi trọng khoa cử, coi trọng nhân nghĩa, coi trọng hiền tài thì giai đoạn đó đất nước một cảnh phồn vinh, nhà nhà no ấm, ít lời ca thán, oán hận. Ngược lại khi hôn quân trọng dụng kẻ tiểu nhân, thích lời nịnh nọt, ưa ca hát, thích tửu sắc, tiêu pha phóng túng, xa hiền tài thì giai đoạn đó đất nước giặc giã nổi lên, chia bè kết phái, mua quan bán tước, dân oan kêu khắp mọi miền. Lân bang cũng ngấp nghé làm nhục quốc thể, xâm chiếm lãnh thổ, chèn ép trong mối quan hệ ngoại giao.

Muốn có được nhân tài thực sự quả là không hề dễ dàng. Làm bậc quân chủ, cần phải đi sâu vào trong dân gian, phải tìm cầu nhân tài “đang ở ẩn”, cần dũng cảm không câu nệ cách thức mà sử dụng họ.“treo thưởng để đợi người lập công, đặt vị trí để đợi kẻ chí sỹ, các chức quan không bê trễ, mở toang cửa bốn phương đón nhân tài để trị sửa nhằm hưng thịnh quốc gia, dùng lễ mời nhân tài ẩn cư nơi tĩnh vắng”.

Do mỗi người có tài năng thiên phú và tố chất khác nhau:

Có người giỏi về lý luận, có người giỏi chuyên môn, kỹ thuật, thực tiễn.

Căn cứ vào tài năng cao thấp của nhân tài mà chia đặt vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi.

Tài năng của con người không hoàn toàn là do thiên phú, mà còn phải trải qua rèn luyện thực tế mới trở thành nhân tài, nếu chỉ có tri thức sách vở thì không được. Và nếu chỉ có tâm đức mà không có sở năng thì cũng không nên trọng dụng, hoặc trọng dụng chỉ ở những vị trí ít ảnh hưởng đến đại cục, để tránh sảy ra sai lầm cho quốc gia xã tắc.

Người xưa đã tổng kết ra 7 phương pháp phân biệt nhân tài như sau:

“Đạo nhận biết nhân tài có 7 phương pháp:

Thứ nhất, đặt họ trước việc phải trái lớn để xem chí hướng.

Thứ hai, dùng ngôn từ truy vấn họ tận cùng để xem tài ứng biến.

Thứ ba, tham vấn họ mưu kế để xem kiến thức.

Thứ tư, nói với họ, để họ trước họa hoạn, khó khăn để xem lòng dũng cảm.

Thứ năm, chuốc rượu, để họ say để xem bản tính.

Thứ sáu, cho họ cơ hội có lợi ích tiền tài để xem sự liêm khiết.

Thứ bảy, giao nhiệm vụ cho họ để xem chữ tín”.

“Tham thự là nơi để tập hợp ý kiến của đông đảo mọi người, mở rộng ích lợi của những lời trung”. Đạo quản lý chính sự thì cốt yếu ở nghe nhiều mặt, tiếp thu ý kiến của đông đảo mọi người ở dưới, hỏi mưu kế từ quan lại cho đến thứ dân, như thế thì mọi sự việc đều làm sáng tỏ, mọi tiếng nói đều được ghi nhận”.

Từ xa xưa, cha ông ta luôn coi hiền tài là “rường cột”, “là nguyên khí của quốc gia”. Phát huy truyền thống quý báu của cha ông, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thiên tài trong việc chọn người, dùng người và trọng dụng nhân tài. Cách dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ trọng thị, tầm nhìn minh triết, lòng nhân ái bao la và tư tưởng đại đoàn kết cao cả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều bài học quý báu và cốt yếu về nghệ thuật dùng người, trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng.

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Mỗi quốc gia nếu muốn phát triển, hưng thịnh, trường tồn thì phải luôn đặt nặng vấn đề cốt lõi lên trên hàng đầu:

  • Giáo dục, nuôi dưỡng nhân tài.
  • Cổ vũ và phát huy đức tính tốt: Nhân đức, Lễ nghĩa, Trí tuệ, Anh dũng, Tín ngưỡng, Niềm tin.
  • Thanh trừng quan liêu hủ hóa tham bại, thanh trừng tội ác, tệ nạn xã hội.
  • Công bằng, dân chủ, chí công vô tư.
  • Đón nhận, tìm kiếm nhân tài trong mọi lĩnh vực, cầu thị và hỗ trợ cho nhân tài phục vụ quốc gia, giúp ích cho cộng đồng xã hội.
  • Giản lược luật pháp, ít điều luật và rõ ràng.
  • Công khai trong vấn đề thi công chức, minh bạch lý lịch công chức, không cất nhắc người nhà, người thân quen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0924 8888 64
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0342383368